Gần đây, một nghiên cứu triển vọng quy mô lớn do Đại học Tế Nam (Trung Quốc) công bố tại JACC Châu Á dựa trên nghiên cứu đoàn hệ Kailuan quy mô lớn ở Trung Quốc, bao gồm khoảng 90.000 người tham gia không mắc bệnh dẫn truyền tim và được theo dõi trong thời gian trung bình hơn 14,1 năm. Nghiên cứu bao gồm khoảng 90.000 người không mắc bệnh dẫn truyền tim tại thời điểm bắt đầu và theo dõi trung vị hơn 14,1 năm. Trong thời gian này, đã ghi nhận 3.723 ca mắc mới bệnh dẫn truyền tim, với tỷ lệ mắc là 3,04 ca/1.000 người/năm.
Các nhà nghiên cứu thu thập chi tiết thông tin về thói quen hút thuốc, uống rượu, vận động thể chất, hành vi ít vận động và thời lượng ngủ ban đêm để phân tích mối liên hệ với bệnh dẫn truyền tim. Kết quả cho thấy một số thói quen tưởng chừng vô hại lại có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ mắc bệnh:

1. Uống rượu quá mức
So với người không uống rượu, những người uống từ 5 đơn vị cồn trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh dẫn truyền tim tăng 16% sau khi đã điều chỉnh các yếu tố khác.
Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, nguy cơ có thể tăng gấp nhiều lần. Rượu có thể làm tổn thương hệ thống dẫn truyền điện tim hoặc gây rối loạn điện giải, đặc biệt là ảnh hưởng đến nhánh phải.
5 thực phẩm tưởng ăn được nhưng thực chất quá "độc hại", nhắc nhở bố mẹ bạn vứt nó đi
2. Ngồi lâu
Những người ngồi từ 4 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh dẫn truyền tim tăng 12% so với người ngồi dưới 4 giờ.
Nếu tình trạng này kéo dài nhiều năm, nguy cơ có thể tăng tới 77%. Cơ chế có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính và stress oxy hóa do ít vận động gây ra.
3. Ngủ quá nhiều ban đêm
Người ngủ 9 tiếng trở lên mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh dẫn truyền tim tăng 32% so với nhóm ngủ 7–9 tiếng.
Nếu tình trạng ngủ nhiều kéo dài, nguy cơ tăng đến 67%. Một số giả thuyết cho rằng hoạt động phó giao cảm quá mức vào ban đêm hoặc tăng các chất gây viêm có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền tim.
Kết quả phân tích cụ thể hơn:
Ngồi lâu và ngủ nhiều liên quan đặc biệt đến rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất (AVB):
- Ngồi ≥4 giờ/ngày, nguy cơ AVB tăng 28%.
- Ngủ ≥9 giờ/đêm, nguy cơ AVB tăng 62%.
- Uống rượu quá mức chủ yếu liên quan đến rối loạn dẫn truyền nhánh phải (RBBB), có thể do ảnh hưởng độc hại lên cấu trúc và đường dẫn truyền ở tâm thất.
Một số yếu tố nguy cơ khác được xác nhận:
- Tuổi càng cao: mỗi 10 năm tuổi tăng, nguy cơ tăng 24%.
- Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới 77%.
- Người có BMI ≥28 cao hơn người BMI <24 đến 29%.
- Có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, nguy cơ cao hơn.
- Điều thú vị là: Nghiên cứu không phát hiện mối liên hệ rõ ràng giữa hút thuốc hay vận động thể chất với nguy cơ mắc bệnh dẫn truyền tim.
Ý nghĩa của nghiên cứu:
Lần đầu tiên, nghiên cứu này chỉ ra rõ rằng uống rượu quá mức, ngồi nhiều và ngủ quá nhiều vào ban đêm là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được của bệnh dẫn truyền tim. Những thay đổi đơn giản trong lối sống dưới đây có thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch, và giảm nguy cơ phải cấy máy tạo nhịp tim trong tương lai.
- Hạn chế uống rượu.
- Giảm thời gian ngồi lâu.
- Tránh ngủ quá nhiều về đêm.
Nguồn và ảnh: QQ