Sau 60 tuổi, nam giới có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khoẻ do lão hoá: tâm trí không còn nhạy bén như trước, nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt tăng cao, dễ mất cơ bắp, tiềm ẩn cả nguy cơ về bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường cũng như xương khớp.

Sức đề kháng của nam giới khi bước qua tuổi 60 cũng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và dễ cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi tập thể dục. Với những người vẫn có thể chất tốt, bước qua tuổi 60 sẽ có một số dấu hiệu sau:

Tay khỏe

Khả năng cầm nắm ở đôi bàn tay phản ánh sức mạnh cơ bắp và thể lực của một người. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa Tuần hoàn của Trung Quốc chỉ ra rằng sức mạnh cầm nắm ở tay cứ giảm 5kg có liên quan đến tăng 14% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 12% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Nghiên cứu khác của ĐH Michigan (Mỹ) dựa trên dữ liệu của hơn 1.200 người trong vòng 10 năm cho thấy sức cầm nắm yếu, yếu cơ và hormone testosterone có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh

Bên cạnh đó, đôi bàn tay của người khoẻ mạnh, có khả năng sống thọ cao thường có sắc hồng hào nhờ lưu thông máu ổn định, tay không xuất hiện tình trạng tê đau bất thường, móng tay chắc khoẻ, sáng bóng…

Ăn uống ngon miệng, đủ bữa

istockphoto-670027362-612x612-1734231815956-17342318194461087638837.jpg

Thói quen ăn uống và sức khỏe thể chất có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tuổi tác tăng lên, nam giới có xu hướng mất cảm giác thèm ăn, vị giác kém nhạy hơn, dẫn đến việc thường xuyên bỏ bữa. Nếu sau 60 tuổi, nam giới cảm giác ăn ngon miệng cho thấy chức năng tiêu hoá tốt, cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

  • Phụ nữ trung niên chăm ăn 5 loại cháo sau vừa bổ sung canxi, xương khớp chắc khỏe lại còn "cải lão hoàn đồng" từ bên trong

Để có thể lực dẻo dai, kéo dài tuổi thọ, người trên 60 tuổi cần tăng lượng protein lành mạnh nạp vào cơ thể từ thịt, cá, trứng cũng như chất xơ từ rau củ, vitamin, chất chống oxy hóa từ các loại quả. Nạp đủ protein giúp giảm thiểu tình trạng mất cơ và suy giảm thể lực trong khi chất xơ thúc đẩy tiêu hóa, kiểm soát đường huyết còn vitamin đẩy lùi lão hóa cho cơ thể.

Có thể đi bộ nhanh

asian-elderly-man-running-happily-600nw-2105491781-1734231819952-1734231820196185560495.jpg

Một nghiên cứu của ĐH Leicester (Anh) phân tích dữ liệu của 474.919 người có độ tuổi trung bình là 52 phát hiện ra đàn ông duy trì tốc độ đi bộ nhanh có tuổi thọ từ 85,2-86,8 tuổi. Các nhà khoa học kết luận những người đi bộ nhanh có khả năng sống lâu hơn. Năm 2013, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện đi bộ nhanh có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn và tuổi thọ cao hơn.

Sau 60 tuổi, nam giới dễ gặp mất cơ, xương, khả năng vận động kém. Tốc độ đi bộ nhanh phản ánh độ linh hoạt của cơ thể, đặc biệt là đôi chân cũng như nền tảng thể lực tốt, nhịp tim ổn định. Đây cũng là hoạt động nam giới nên duy trì để đốt cháy calo, giữ cân nặng ổn định và cải thiện chức năng tim, phổi và mạch máu, giảm nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.

Dễ ngủ

top-view-asian-senior-man-600nw-1921738295-1734231820781-17342318209391895209559.jpg

Tuổi tác càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể càng lão hoá, suy giảm chức năng cùng các bệnh lý khiến nam giới mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thức giấc nhiều lần một đêm. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch, nguy cơ béo phì, tiểu đường và trầm cảm tăng, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng.

Sau 60 tuổi, nam giới có thể vào giấc ngủ nhanh, ngủ liền mạch đến sáng, cảm thấy đầy sức sống sau khi thức dậy chứng tỏ sức khoẻ vẫn đảm bảo. Với người gặp vấn đề về giấc ngủ, nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tránh các chất kích thích, đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều, tối, ưu tiên các thực phẩm bổ sung melatonin giúp ngủ ngon như trà hoa cúc, hạnh nhân, óc chó, kiwi, các loại cá béo…

(Theo Toutiao)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022