Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị phình mạch máu não.

Theo đó, bệnh nhân nam P.V.D 58 tuổi (Hà Nội) vào Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì đau đầu âm ỉ 2 tuần, uống thuốc không đỡ.

Tại bệnh viện, kết quả chụp CT phát hiện bệnh nhân bị phình động mạch não, có khả năng vỡ cao, được chỉ định nhập viện can thiệp.

base64-1734254918317256941795.jpeg

Hình ảnh DSA trước can thiệp. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân được can thiệp nút túi phồng bằng lò xo kim loại. Quá trình điều trị thuận lợi, bệnh nhân được ra viện sau 24h, trở lại cuộc sống bình thường.

Nguyên nhân, triệu chứng của phình mạch não

Theo TS.BS Lương Tuấn Anh, Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phình động mạch não là hiện tượng một đoạn mạch máu trong não có đường kính lớn hơn bình thường, xảy ra khi đoạn mạch máu yếu, bị phình dưới áp lực của dòng máu.

Nếu không được phát hiện, điều trị, túi phồng sẽ tăng dần kích thước, vỡ, gây chảy máu dưới nhện (một dạng chảy máu não).

BS Lương Tuấn Anh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra phình động mạch não như bẩm sinh, hút thuốc lá, béo phì,… nhưng đáng chú ý nhất là bệnh lý tăng huyết áp.

Triệu chứng của phình mạch máu não thường không rõ ràng và âm thầm tiến triển cho tới khi túi phồng bị vỡ, bệnh nhân đột ngột đau đầu nhiều, nôn và buồn nôn. Vì vậy, người bệnh cần sàng lọc phát hiện sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ phình động mạch não như tự nhiên xuất hiện đau đầu, đau đầu âm ỉ kéo dài nhiều ngày, đau đầu nhiều hơn các lần đau trước hay đau đầu đáp ứng kém với các thuốc thông thường.

Những ai dễ bị đau đầu?

dau-nua-dau-thi-giac-1734255050865-1734255051226518314157.jpg

Những người làm việc căng thẳng, mất ngủ, mắc bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... dễ gặp tình trạng bị đau đầu. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân gây đau đầu có thể gặp như:

- Đau đầu lành tính: Đau đầu rối loạn vận mạch, đau đầu Migrain, viêm động mạch thái dương, cúm…

- Đau đầu liên quan bệnh lý nhiễm trùng: Viêm não, viêm màng não, sốt nhiễm trùng toàn thân hay khu trú…

- Đau đầu liên quan bệnh lý thần kinh: Xuất huyết não, nhồi máu não, u não, dị dạng mạch não…

- Đau đầu trong một số bệnh lý khác: Thiếu máu, nhiễm độc, bệnh lý nội tiết, rối loạn lo âu, stress…

Những người có thể gặp triệu chứng đau đầu như: Người làm việc căng thẳng, người làm việc trước máy tính nhiều, mất ngủ, mắc bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường…

Khi nào đau đầu cần phải đi khám ngay?

- Đau đầu kéo dài, âm ỉ liên tục hoặc có cơn đau đầu dữ dội.

- Đau đầu kèm theo tê bì mặt, tê bì hoặc yếu tay chân 1 bên hoặc 2 bên.

- Có biểu hiện sốt, nôn, co giật, nhìn mờ, ù tai, nói khó…

Những xét nghiệm có thể được làm để tìm nguyên nhân gây đau đầu như: Xét nghiệm máu, Chụp CT. Scanner sọ não, cộng hưởng từ não, điện não đồ, chọc dò dịch não tuỷ… và các xét nghiệm cần thiết khác.

chong-mat-bieu-hien-cua-dot-quy-nhe-1733995428295849828997-0-27-329-553-crop-17339954791581001403443.jpgTưởng đau đầu, chóng mặt bình thường, người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện vì đột quỵ

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, rất nhiều người chủ quan với những dấu hiệu đột quỵ tưởng chừng là thông thường. Điều này dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và để lại hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

20200707danh-gia-cac-benh-ly-co-trieu-chung-thuong-gap-la-dau-dau-1-1732263563838-17322635688951106481978-0-0-500-800-crop-17322636405471369610177.jpgĐau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

GĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022