Mắc bạch hầu rồi có thể tái nhiễm không?

Trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi có vắc xin tiêm phòng bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu đã giảm xuống.

Thời gian gần đây, số ca mắc bạch hầu đã gia tăng trở lại ở một số "vùng trũng" tiêm chủng (không tiêm vắc xin, tiêm không đủ liều). Đặc biệt, mới đây, 1 nữ sinh tại Nghệ An tử vong sau khi mắc bạch hầu khiến cho nhiều người phải cách ly theo dõi.

Theo Ths.BS Trần Đăng Khoa, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM), bạch hầu là bệnh truyền nhiễn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, người đã từng mắc bạch hầu vẫn có nguy cơ tái nhiễm, do vậy người dân không nên chủ quan khi đã mắc bệnh.

Thông thường, người đã mắc bạch hầu sẽ có miễn dịch lâu dài, có thể bảo vệ suốt đời nếu không bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, do bệnh ác tính, HIV… Tỷ lệ tái nhiễm bệnh bạch hầu là khoảng 2-5%.

base64-17205800774291115546770-1720631084764-1720631085029717971202.jpeg

Các kiểu gen của vi khuẩn bạch hầu khi phân tích bằng phương pháp di truyền phân tử (ảnh minh họa)

"Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, bệnh nhân có thể mang khuẩn một thời gian từ vài ngày đến 2 tuần hoặc từ 2 tuần đến 1 tháng. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân, một số người lành có thể nhiễm, mang trùng. Vì vậy để tránh tình trạng gieo rắc vi khuẩn ra tập thể lành, bệnh nhân phải được cách ly và chỉ xuất viện khi cấy dịch hầu họng 3 lần âm tính cách nhau 5-7 ngày", bác sĩ Khoa cho hay.

Bệnh bạch hầu vẫn đang lưu hành ở Việt Nam nhưng có thể phòng ngừa bằng việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu và các biện pháp bảo vệ các bệnh lây qua đường hô hấp như:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Che miệng khi hắt hơi hoặc ho; Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

- Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng.

- Với những người xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh

  • avatar1720618639243-1720618640171410975275.jpg

    3 nhóm người này cần tiêm vaccine bạch hầu càng sớm càng tốt

Theo bác sĩ Khoa, cách dự phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là chủng ngừa. Vắc xin phòng bạch hầu được tích hợp trong nhiều loại vắc xin kết hợp có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người lớn, một số loại thường gặp là:

- Vắc xin 6 trong 1 (Hexaxim hoặc Infanrix Hexa): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Viêm gan B, bại liệt và bệnh do Hib.

- Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim): bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do Hib.

- Vắc xin ComBE Five: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B.

- Vắc xin 4 trong 1 (Tetraxim): bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

- Vắc xin 3 trong 1 (Boostrix): bạch hầu, ho gà, uốn ván.

- Vắc xin 2 trong 1: bạch hầu và uốn ván.

Các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần phải được theo dõi lâm sàng tối thiểu một tuần; cấy phết hầu họng tìm vi khuẩn bạch hầu, và nếu dương tính thì sẽ dùng kháng sinh điều trị cho đối tượng này.

"Người tiếp xúc gần bệnh nhân nếu tình trạng miễn dịch chưa đầy đủ nên chích ngay 1 liều vắc xin theo tuổi và hoàn thành các mũi còn lại theo lịch", bác sĩ Khoa nói.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022