u-muong-bom-retinol-tu-nhien2-1747998184762313707065-1748043187229-1748043187457373511204-0-0-498-797-crop-1748043201571648083551-1748071351805-1748071352109974679668.jpg

Mùa hè đến là lúc rau muống lên ngôi trong mâm cơm của mọi gia đình Việt. Mát lành, dễ ăn, lại chế biến được muôn kiểu: Luộc, xào, nấu canh hay trộn gỏi. Thứ rau dân dã ấy hóa ra lại là "mỹ phẩm thiên nhiên" tuyệt vời cho làn da phụ nữ - điều mà ít ai ngờ tới. Khi cái nắng hè khiến da dễ sạm, xỉn màu và nhanh lão hóa, thì một đĩa rau muống xanh mướt lại có thể làm điều ngược lại: "Bơm" retinol tự nhiên cho da tươi trẻ.

rau-muong-bom-retinol-tu-nhien1-17479981847291309608356-1748043184549-17480431861431978722162-1748071352953-1748071353041959196363.jpg

Rau muống - Loại rau dân dã "bơm" retinol tự nhiên còn siêu giàu vitamin C

Chẳng cần lọ kem đắt tiền, chị em hoàn toàn có thể tìm thấy nguồn retinol tự nhiên ngay trong đĩa rau muống hằng ngày.

Nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy, loại rau quen thuộc này rất giàu vitamin A - một vi chất khi đi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành retinol. Chất này không chỉ giúp da mịn màng mà còn làm chậm tiến trình lão hóa. Nhờ đó, các nếp nhăn sẽ lâu xuất hiện hơn, làn da duy trì được độ căng mướt theo thời gian.

  • chua-co-ten-800-x-500-px-1-1747383509657299858926-0-0-500-800-crop-17473835171111161138647.png

    Người Việt có 5 món "bơm" retinol tự nhiên giúp da trẻ mướt từ sâu bên trong, phụ nữ không dùng đúng là phí phạm

Không chỉ vậy, rau muống còn là nguồn vitamin C dồi dào - một thành phần thiết yếu để bơm collagen cho da căng mọng. Vitamin C đóng vai trò kích thích cơ thể tổng hợp collagen, loại protein giữ da săn chắc, đàn hồi và sáng khỏe.

Khi cơ thể đủ collagen, không chỉ làn da được hưởng lợi mà mái tóc cũng thêm bóng mượt, xương khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Ăn rau muống đúng cách vì thế không chỉ là bí quyết làm đẹp mà còn là cách để trẻ lâu từ trong ra ngoài.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường (TP.HCM) chia sẻ thêm, rau muống còn là thực phẩm lý tưởng với phụ nữ do chứa hàm lượng sắt cao, có tác dụng bổ máu. Thiếu sắt, đặc biệt là sau sinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, là tình trạng phổ biến ở chị em. Bổ sung rau muống vào thực đơn sẽ góp phần cải thiện tình trạng này, mang lại làn da hồng hào, tươi tắn hơn.

rau-muong-bom-retinol-tu-nhien2-1747998184762313707065-1748043187229-1748043187457373511204-1748071353536-17480713536302019693263.jpg

Đông y sử dụng rau muống chữa bệnh gì?

Trong Đông y, rau muống được biết đến với vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm mát gan. Khi được nấu chín, tính hàn của rau giảm bớt, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng được chuyên gia gợi ý:

- Chữa kiết lỵ: Rau muống tươi kết hợp vỏ quýt khô, nấu lên và dùng nước uống trong ngày.

- Chữa bệnh trĩ: Nấu nhừ 100g rau muống rồi thêm đường, cô đặc thành hỗn hợp sánh như mạch nha. Dùng 2 lần/ngày.

- Giải nhiệt mùa hè: Luộc rau muống với sấu, vắt thêm chanh. Hoặc đơn giản là nước luộc rau muống pha muối và chanh.

- Thanh nhiệt, chữa chóng mặt, ù tai: Nấu rau muống với cúc hoa, uống trong ngày, có thể thêm đường cho dễ dùng.

rau-muong-bom-retinol-tu-nhien3-17479981847821431237645-1748043187968-17480431880722013732767-1748071354141-1748071354238329806641.jpg

- Trẻ bị nhiệt, ra mồ hôi nhiều: Sắc rau muống với mã thầy cho bé uống thay nước.

- Rôm sảy, mẩn ngứa: Nấu nước rau muống để tắm hàng ngày.

- Đau dạ dày, nóng ruột: Kết hợp rau muống với rau má, rau sam, cỏ mực, vỏ quýt khô, sao vàng rồi sắc lấy nước uống.

- Tiểu đường: Dùng rau muống tía và râu ngô nấu nước uống thường xuyên.

- Quai bị: Luộc rau muống kỹ, ăn cả nước lẫn cái, có thể thêm đường.

- Lở ngứa, zona: Rau muống và lá vòi voi giã nhuyễn, đắp lên vùng da tổn thương.

- Sốt, khó thở: Rau muống và mướp đắng giã nát, đắp lên trán và ngực để hạ sốt, thông khí.

rau-muong-bom-retinol-tu-nhien4-17479981848021643109653-1748043188657-17480431887711151807296-1748071354727-1748071359876897884706.jpg

Những lưu ý để ăn rau muống không hại sức khỏe

Tuy là món ăn bổ dưỡng, rau muống vẫn cần được sử dụng đúng cách để tránh gây phản tác dụng. Một số điều cần lưu ý:

- Không ăn sống: Rau muống sống có thể chứa ký sinh trùng, giun sán. Nên nấu chín trước khi ăn.

- Tránh ăn khi đang điều trị bệnh gút: Rau muống chứa purin, có thể làm tăng axit uric.

- Không ăn rau nhiễm hóa chất: Cần chọn rau sạch, rõ nguồn gốc, tránh mua rau xanh mướt bất thường.

- Người đang có vết thương hở, sẹo lồi: Nên hạn chế vì rau muống có thể kích thích tăng sinh mô sẹo.

(Ảnh minh họa: Internet)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022