viem-loet-da-day-ta-trang-1722329705148469438456-0-0-500-800-crop-172232994618990399648.jpgHoa mắt chóng mặt, bé 9 tuổi ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện thiếu máu nặng do viêm loét dạ dày tá tràng

GĐXH - Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, trong những ngày gần đây, tại khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân bị rối loạn điện giải, máu cô đặc, suy thận mạn, tiêu cơ vân do cơ thể mất nước nhiều khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước.

Trường hợp bệnh nhân C A T. (43 tuổi, trú tại Tân Bình - Đầm Hà) là một ví dụ. Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đau cứng, tê bì các bắp cơ, co quắp tay chân .

Trường hợp khác là bệnh nhân N V A (36 tuổi, trú tại xã Điền Xá- Tiên Yên) nhập viện với biểu hiện triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng âm ỉ thượng vị, buồn nôn, nôn khan, khó thở nhẹ, đau mỏi các cơ tay, chân.

Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân P P S (65 tuổi, trú tại xã Hà Lâu - Tiên Yên), nhập viện trong tình trạng người mệt lả, cứng cơ tay, chân, tê bì các đầu chi.

45325754610280324193241854309203516242641267n-1722387729707-1722387730681328949153.jpg

Bác sĩ Nình Mạnh Duy- Phó khoa Hồi sức- Tích cức- Chống độc- TTYT Tiên Yên thăm khám lại bệnh nhân

Cả ba bệnh nhân trên đều lao động thời gian dài ngoài trời nắng nóng. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm. Cả 3 trường hợp trên đều được chẩn đoán suy thận mạn - tiêu cơ vân do mất nước vì làm việc kéo dài dưới trời nắng nóng.

Các bác sĩ đã tiến hành điều trị truyền dịch, bù nước và điện giải. Sau hơn 1 tuần điều trị tích cực, chức năng thận của các bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe hồi phục tốt và sẽ được xuất viện trong 1 – 2 ngày tới.

Bác sĩ Nình Mạnh Duy - Phó khoa Hồi sức- Tích cực - Chống độc - TTYT Tiên Yên cho biết: Nắng nóng khiến cơ thể con người bị mất nước, rối loạn điện giải. Biểu hiện là nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị biến chứng suy thận cấp, sốc nhiệt, hôn mê, nặng thì tử vong.

Trường hợp nhẹ điều trị bằng cách bù nước và điện giải, tránh suy thận cấp. Bệnh nhân nặng, sốc nhiệt có thể phải lọc máu, điều trị hồi sức tích cực.

Phòng bệnh khi làm việc dưới trời nắng nóng

nong-nong-1722388301537382649923.jpg

Ảnh minh họa

Bác sĩ khuyến cáo: Người dân cần hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao 10-17h. Người lao động hoặc di chuyển ngoài trời nên trang bị đầy đủ bảo hộ và áp dụng các biện pháp chống nắng nóng. Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày, hàng giờ để bù lượng nước mất đi.

Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả hoặc uống nước ép trái cây để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế để quạt gió thổi lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Phòng sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ 28-29 độ. Hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà có điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.

Người bị say nắng cần được đưa ra khỏi môi trường nắng ngay, nằm ở nơi thoáng mát có bóng râm càng sớm càng tốt, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước orezol. Sau đó, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu để tránh nguy cơ biến chứng nặng do mất nước, mất điện giải.

4 nguyên tắc vàng để bù nước trong ngày nắng nóng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ chỉ ra 4 nguyên tắc vàng để uống đủ nước trong ngày nắng nóng.

1. Uống nước trước khi cảm thấy khát

Nếu cảm thấy khát mới uống nước, thì việc bù nước cho cơ thể đã bị chậm trễ. Hầu hết mọi người cần vài giờ để uống đủ nước nhằm bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi. Bắt đầu bù nước càng sớm càng ít gây căng thẳng cho cơ thể do mất nước.

2. Làm việc ngoài trời nắng nóng, uống 1 ly nước sau 15 - 20 phút

Khi làm việc dưới trời nắng nóng, cứ 15 - 20 phút nên uống 1 ly nước (250 ml), theo CDC Mỹ.

3. Uống từng ngụm nhỏ

Nếu uống cùng lúc cả lít nước, cơ thể sẽ không thể sử dụng hết mà phải loại bỏ lượng nước dư thừa. Tuy nhiên, nếu uống từng ngụm nhỏ thường xuyên trong mỗi giờ trước khi cảm thấy khát, cơ thể sẽ sử dụng lượng nước uống bù cho lượng mồ hôi đổ ra suốt cả ngày.

4. Đừng uống nhiều hơn 1,5 lít nước mỗi giờ

Uống quá nhiều nước hoặc các đồ uống khác (nước uống thể thao, nước tăng lực...) có thể gây ngộ độc nước vì nồng độ muối trong máu trở nên quá thấp, theo CDC Mỹ.

benh-tieu-duong1-17223173701861476615139-0-0-700-1120-crop-17223173731282050243624.jpgCô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên dùng món ăn nhiều người Việt ưa thích

GĐXH - Cô gái mắc bệnh tiểu đường (nhiễm toan đái tháo đường điển hình) thừa nhận thích ăn và uống các loại nước có đường. Chính điều này khiến tình trạng của cô ngày càng trầm trọng hơn.

suy-than-17223087114421421495912-85-0-1365-2048-crop-17223089398681365100187.jpgNgười đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ suy thận cấp do say nắng, nóng

GĐXH - Người đàn ông ở Phú Thọ bị tụt huyết áp, suy thận cấp, toan chuyển hoá tăng lactat do say nóng, say nắng sau khi đi phun thuốc trừ sâu.

haumon-17222383894181165965914-32-0-647-984-crop-17222388318281034292268.jpgHy hữu: Tự nhét lươn vào hậu môn, thanh niên 31 tuổi nhập viện gấp vì bị lươn cắn thủng trực tràng

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã nỗ lực mổ cấp cứu, cứu sống bệnh nhân 31 tuổi, quốc tích Ấn Độ sau khi tự nhét lươn sống và quả chanh vào hậu môn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022