Trả lời:

Để biết chính xác cơ thể thiếu chất gì và bổ sung hợp lý, bạn cần kiểm tra sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm như máu, chức năng gan, vi lượng... Bên cạnh đó, cần xem xét chế độ ăn hàng ngày có đủ các nhóm thực phẩm cần thiết như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, protein, chất béo lành mạnh và thực phẩm giàu chất xơ hay không.

Nhiều người ăn nhiều nhưng vẫn bị thiếu chất, do nhiều nguyên nhân như ăn uống không lành mạnh (tiêu thụ nhiều thức ăn có năng lượng cao, giàu calo như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn), lượng chất xơ không đủ dẫn đến cảm giác no ít và đói nhanh chóng hay một chế độ ăn không cân đối có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng. Nhìn chung, mỗi người cần ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm chất là bột đường (carbohydrate), đạm (protein), béo (lipid), vitamin và khoáng chất.

Thực tế, tình trạng thiếu chất có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào loại chất dinh dưỡng cụ thể mà cơ thể đang thiếu. Dấu hiệu phổ biến bao gồm mệt mỏi, suy nhược, suy giảm miễn dịch, yếu cơ bắp, rối loạn tiêu hóa, tâm lý căng thẳng hoặc một số vấn đề như tóc khô, móng tay yếu, da khô, giảm khả năng lành vết thương, giảm trí nhớ và tư duy.

Bạn nên ghi lại các triệu chứng đang trải qua, điều này có thể giúp chuyên gia y tế nhận biết mối liên quan giữa các triệu chứng và thiếu chất dinh dưỡng. Dựa trên đánh giá, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu vào chế độ ăn, bao gồm việc sử dụng thực phẩm, uống vitamin và khoáng chất hoặc thực phẩm chức năng phù hợp.

1-Rau-muong-luoc-1-8047-171306-5371-1337-1730557637.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ApI4PYB-pQjsuM1ToRzUHA

Một mâm cơm ngày hè. Ảnh minh họa: Bùi Thủy

PGS.TS Nguyễn Anh TuấnPhó viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022