1. Đồ lót có mùi khó chịu

Bình thường, khí hư của phụ nữ không có mùi nên chất tiết còn sót lại trên quần lót cũng sẽ không có mùi rõ ràng. Nếu có, cũng chỉ là mùi “ngai ngái”, tanh rất nhẹ giống như bị ẩm ướt vì tích tụ mồ hôi.

Khí hư thông thường không có mùi đặc trưng, do đó, nếu bạn bị chảy dịch nhầy kèm theo mùi tanh và cảm giác đau rát thì đó có thể là bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Điều này là do sự mất cân bằng của các vi khuẩn bình thường trong âm đạo.

Nó cũng rất phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi khi họ bị suy giảm estrogen, chất này tạo ra độ ẩm trong âm đạo và giữ cho vi trùng ở trạng thái cân bằng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể là do viêm cổ tử cung, hoặc nghiêm trọng hơn là do xói mòn cổ tử cung.

benh-phu-khoa-1428.jpg

Ảnh minh họa

2. Đồ lót thường xuyên bị ướt

Đừng bất cẩn nếu nhận ra quần lót của bạn thường xuyên, thậm chí luôn ẩm ướt suốt cả ngày.

Trên thực tế, lượng khí hư do phụ nữ tiết ra thường chỉ nhiều hơn vào gần ngày có kinh nguyệt và rụng trứng mỗi tháng. Còn thông thường, dịch tiết là rất ít hoặc không có. Nên nếu phát hiện thấy đũng quần của mình luôn ẩm ướt do dịch tiết mà không vào hai thời điểm này thì tốt nhất là nên đi khám.

Đặc biệt là nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, trầm trọng hơn vào ban đêm. Đây rất có thể là dấu hiệu tử cung đã bị tổn thương, đang ủ mầm bệnh.

3. Đồ lót xuất hiện dịch tiết màu bất thường, dính máu

Dịch tiết bình thường ở phụ nữ sẽ có màu trắng trong hoặc hơi đục như màu lòng trắng trứng nhưng đặc hơn một chút. Thường không có mùi hoặc chỉ tanh rất nhẹ và nhiều hơn trong những ngày sát kỳ kinh, rụng trứng. Còn nếu dịch tiết đột nhiên thay đổi về màu sắc, tính chất thì tức là bạn có vấn đề sức khỏe.

Hãy kiểm tra đũng quần lót của bạn hàng ngày. Nếu quần lót có dịch tiết màu xanh, vàng hoặc xanh vàng, kèm mùi hôi thì nên cẩn trọng với các viêm nhiễm buồng trứng, tử cung. Thường gặp trong viêm cổ tử cung cấp tính và viêm âm đạo do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae hoặc viêm cổ tử cung. Một số trường hợp có thể là do tác động từ khối u ác tính ở tử cung giai đoạn đầu.

kiem-tra-quan-lot-1429.png

Đặc biệt, khi phụ nữ gặp vấn đề với tử cung, cô ấy có thể bị chảy máu bất thường giữa kỳ kinh và một ít máu sẽ đọng lại trên quần lót của cô ấy. Điều này có thể là do nội mạc tử cung bong ra bất thường hoặc chảy máu âm đạo bất thường do tổn thương trong tử cung, khối u ác tính. Đặc biệt là đối với phụ nữ đã mãn kinh mà xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường thì khả năng u xơ, ung thư tử cung là rất cao.

Trường hợp phát hiện dịch tiết màu nâu, có lẫn mủ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về tử cung. Còn các bất thường như dịch tiết vón cục, có màu trắng, tính chất giống bã đậu thì thường liên quan tới viêm nhiễm âm đạo và âm hộ, bệnh tình dục hơn là vấn đề tử cung.

4. Đũng quần lót bị cứng lại, nấm mốc, nhanh rách

Tình trạng đũng quần lót cứng lại, ố vàng, nấm mốc và rất nhanh bị rách dù không có tác động vật lý thường là do các bệnh phụ khoa, nhất là bệnh về tử cung.

Bởi vì khi tử cung tổn thương, mắc bệnh sẽ dẫn tới sinh ra khí hư bệnh lý. Loại khí hư này sẽ khiến quần lót của bạn bị cứng lại, nấm mốc, hôi tanh, ố vàng. Những bất thường này ngay cả sau khi giặt cũng khó mà biến mất hoàn toàn.

Đặc biệt, nếu mắc các bệnh về tử cung, nhất là viêm nhiễm và ung thư thì đũng quần lót của chị em cũng sẽ rất nhanh bị mòn, rách. Cần phải hiểu rằng, thông thường quần lót cũng có thể bị rách đũng sau một thời gian dùng do khí hư thông thường ở người khỏe mạnh cũng có tính axit.

Cụ thể, các chất có trong khí hư như methane và hydrogen sulfide có thể làm giảm độ bền của sợi vải, dẫn đến việc quần lót dễ bị thủng đũng hơn. Nhưng quá trình này thường mất một khoảng thời gian vài tháng trở lên. Còn nếu bạn phát hiện quần lót của mình rất nhanh rách đũng mà không phải do chất lượng vải kém thì tốt nhất là nên đi thăm khám nhé!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022