Ở người trưởng thành, máu gồm các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có màu đỏ tươi hoặc hơi sẫm và một dịch có màu vàng chanh là huyết thanh. Nhưng trong một số trường hợp bệnh lý, khi lấy máu bệnh nhân lại có màu trắng như sữa.

Theo bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt (Khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức) cho biết, hiện tượng bất thường này là dấu hiệu của bệnh tăng triglyceride máu nặng. Đây là một tình trạng rối loạn mỡ máu nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay.

unnamed-1739937690656825208029-1740026047162-1740026047395682871106.png

Vậy triglyceride là gì? Tăng triglyceride có nguy hiểm không?

Triglyceride là một chất béo có nguồn gốc từ động, thực vật và được cơ thể sử dụng hàng ngày. Triglyceride khi đưa vào cơ thể sẽ được đưa đến ruột non, sau đó phân tách ra và kết hợp với mỡ máu khác để tạo thành năng lượng. Năng lượng này được tích trữ ở các tế bào gan và tế bào mỡ, để sử dụng khi cơ thể cần.

Tuy nhiên, nếu cơ thể tích tụ quá nhiều dẫn đến chỉ số triglyceride máu tăng cao, sẽ gây hại và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:

  • su-that-ve-loc-mau-ngua-dot-quy-17399447423241545332365-0-0-625-1000-crop-17399447444461461646760.jpg

    LỌC MÁU để loại mỡ máu, máu xấu giúp ngừa đột quỵ: Nhiều người đang chạy theo trào lưu mà không biết SỰ THẬT!

Nguy cơ tim mạch: Khi triglyceride máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh động mạch vành, đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có mức triglyceride cao có gấp 2,7 lần bị đột quỵ so với những người có mức triglyceride thấp.

Viêm tụy cấp: Mức triglyceride quá cao có thể dẫn đến viêm tụy cấp, một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức.

Xơ gan: Tích tụ quá nhiều mỡ trong gan có thể dẫn đến xơ hoá gan và các vấn đề về gan.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng triglyceride máu và rất khó để xác định cụ thể. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, một số yếu tố sau có liên quan mật thiết đến tình trạng này gồm: thừa cân, béo phì, đái tháo đường, giảm chức năng tuyến giáp và bệnh gan, tuổi cao, di truyền ... và chế độ ăn không lành mạnh (quá nhiều đường hoặc rượu làm tăng lượng triglyceride sản xuất trong gan), lạm dụng steroid.

Cần làm gì khi chỉ số triglyceride máu tăng cao?

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị, ngăn ngừa tình trạng tăng triglyceride là xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh bao gồm chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Cụ thể như sau:

- Giảm cân từ từ, duy trì cân nặng lý tưởng (chỉ số BMI từ 18,5-22,9 Kg/m2).

- Tăng hoạt động thể lực, duy trì ít nhất 30 phút/ mỗi ngày.

7-1511851420753-1739937631485-17399376321761057585706-1740026047945-17400260480801222692084.jpg

- Chế độ ăn uống hợp lý như giảm đường, giảm các chất béo không lành mạnh (như thịt, mỡ động vật, thực phẩm nướng và chiên, thức ăn nhanh, bánh ngọt,...thay vào đó là các chất béo tốt cho cơ thể như dầu thực vật, dầu oliu), ngưng hút thuốc lá, giảm uống rượu bia.

- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm nồng độ triglyceride máu như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tiêu thụ nhiều hơn thực phẩm giàu axit béo omega-3 (cá trích, cá hồi, cá mòi,...).

- Xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh là vô cùng quan trọng trong điều trị tăng triglyceride máu.

Trong trường hợp nồng độ triglyceride máu cao hoặc rất cao, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị như: Fenofibrate, Gemfibrozil, Statin, Acid béo Omega-3, Axit nicotinic. Ngoài ra, những trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglyceride nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp khác như: insulin, thay huyết tương, heparin.

Hiện nay, tăng triglyceride máu dần trở thành một rối loạn lipid phổ biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng như các bệnh tim mạch, viêm tụy cấp và xơ gan. Việc điều trị và phòng ngừa tình trạng này vẫn còn gặp nhiều thách thức. Do đó, việc kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học và tăng cường hoạt động thể chất—là cực kỳ cần thiết để phòng ngừa hiệu quả.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022