Trên mạng xã hội, đặc biệt là các hội nhóm Facebook, TikTok, YouTube... những trào lưu chữa bệnh "tự nhiên", "thuần chay", "thực dưỡng" vẫn đang lan truyền mạnh mẽ.

Mới đây, có một nhóm với gần 47.000 thành viên đã khiến giới chuyên môn không khỏi lo ngại. Trong nhóm này, những người tham gia thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm uống nước cốt chanh vào buổi sáng để chữa bách bệnh. Thậm chí, hướng dẫn bôi, nhỏ chanh vào mắt, mũi, tai để trị đau mắt, viêm xoang...

49202444099669910700129134084613973968385233n-17454057551201448692382-1745476155402-17454761555562088641752-1745483816677-17454838232541019917960.jpg
edit-ghgh-17454304965971521982005-1745476156164-17454761562981241905494-1745483823987-17454838286691764342768.png

Ảnh cắt từ mạng xã hội.

Đáng chú ý, thời gian gần đây nhiều người chia sẻ rằng họ đã sử dụng nước cốt chanh để vệ sinh vùng kín nhằm trịviêm phụ khoa. Đáng lo ngại hơn, có người trong nhóm này còn cho biết sau nhiều năm mãn kinh, họ "có kinh trở lại" nhờ uống nước chanh đều đặn mỗi ngày.

base64-17454759529271613551476-1745476157025-17454761571362122166349-1745483829218-17454838293031398195430.jpeg

Nguồn ảnh: Box Y khoa.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, việc lạm dụng nước cốt chanh theo cách này không những không mang lại lợi ích sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Sự nguy hiểm của việc lạm dụng nước cốt chanh vệ sinh vùng kín

Theo bác sĩ Hà Thảo (Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Hà Nội), đây là hành vi nguy hiểm và phản khoa học. Nhiều người nhầm lẫn rằng vì chanh có tính kháng khuẩn và nhiều vitamin C nên có thể dùng cho mọi bộ phận trên cơ thể, kể cả vùng kín. Nhưng thực tế, môi trường âm đạo rất nhạy cảm và có độ pH riêng biệt (khoảng 3.8 - 4.5). Khi bị axit mạnh từ nước chanh xâm nhập, lớp màng bảo vệ này dễ bị phá hủy, tạo điều kiện cho nấm Candida, vi khuẩn có hại xâm nhập, thậm chí gây viêm loét và bỏng niêm mạc.

  • ava-21-1745394730536324221290-0-0-500-800-crop-1745394735541627595720.jpg

    Rộ trào lưu "thần dược chanh": Nghe tuyên truyền nhảm coi chừng bệnh thêm, dễ sạm da, cháy nắng lúc nào không hay

  • edit-fv-17452566303171180074349-243-0-628-616-crop-1745257568239827046037-17452878573091692213708-1745293790376942616199.png

    Sau trào lưu thải độc cà phê lại rộ lên trào lưu dùng nước cốt chanh trị bệnh: Tưởng “chữa lành”, ai ngờ hại thân

Không những vậy, nếu sử dụng thường xuyên, hậu quả có thể dẫn đến viêm âm đạo tái đi tái lại, nhiễm trùng vùng chậu, tăng nguy cơ vô sinh hoặc sinh non nếu người dùng đang mang thai.

BS Sarah Jarvis, giám đốc lâm sàng của Patientaccess.com, khẳng định:"Rửa âm đạo bằng nước cốt chanh là một ý tưởngtồi tệ. Nó không chỉ làm bạn đau rát khi quan hệ mà còn phá vỡ độ pH tự nhiên, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn".

Tiến sĩ Shree Datta, bác sĩ phụ khoa thuộc thương hiệu INTIMINA, khuyến cáo: "Cách tốt nhất để chăm sóc vùng kín là dùng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Tránh hoàn toàn việc thụt rửa hay sử dụng các nguyên liệu như giấm táo, sữa chua hoặc nước chanh, vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH và gây kích ứng".

Cũng theo chuyên gia, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, thay vì tự áp dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

Uống quá nhiều nước cốt chanh gây hại thế nào?

Việc tiêu thụ nước cốt chanh với liều lượng vừa phải có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như cung cấp vitamin C, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi sử dụng quá mức, nước cốt chanh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Dưới đây là những rủi ro tiềm ẩn khi lạm dụng nước cốt chanh:

1. Mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng

Nước cốt chanh có độ axit cao, có thể làm mòn men răng nếu sử dụng thường xuyên. Điều này dẫn đến tăng độ nhạy cảm của răng, dễ bị sâu răng và các vấn đề nha khoa khác. Để giảm thiểu rủi ro, nên uống nước chanh qua ống hút và súc miệng bằng nước sạch sau khi uống.

2. Rối loạn tiêu hóa và trào ngược axit

Tiêu thụ quá nhiều nước cốt chanh có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn và trào ngược axit. Đặc biệt ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).

photo-1745430668989-17454306692221331645672-1745476157811-1745476157947748025284-1745483829962-1745483830076407991968.jpeg

3. Mất cân bằng điện giải

Uống nhiều nước chanh có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, đặc biệt là giảm nồng độ kali trong máu, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, mệt mỏi và rối loạn nhịp tim.

4. Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận

Mặc dù nước chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận ở một số trường hợp, nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tăng oxalat trong nước tiểu. Từ đó, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận ở những người dễ bị ảnh hưởng.

5. Kích ứng da và phản ứng dị ứng

Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da khi tiếp xúc với nước chanh. Đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau đó, do sự hiện diện của hợp chất psoralen trong chanh.

6. Tương tác với thuốc

Nước chanh có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Ví dụ, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị huyết áp. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ nước chanh thường xuyên.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022