Những "sát thủ thầm lặng" trong bếp

Hình ảnh người mẹ tất bật trong bếp, hương thơm của thức ăn lan tỏa khắp nhà, mang theo hơi ấm tình thân thật quen thuộc. Nhưng bạn có biết rằng, nhiều cách nấu nướng quen thuộc tưởng vô hại nhưng có khi cũng đang âm thầm gây hại cho sức khỏe gia đình?

"Sát thủ thầm lặng" khi nấu nướng thường đến từ những quy trình không đúng cách. Chẳng hạn như chiên rán, nướng ở nhiệt độ cao khiến dầu mỡ bị đun nóng nhiều lần sinh ra benzopyrene (chất gây ung thư loại 1). Phần cháy khét của thịt tạo thành các amin dị vòng, carbohydrate khi nấu ở nhiệt độ cao dễ sinh ra acrylamide. Tất cả những chất này đều được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách các chất gây ung thư.

wx2025071121123937288-1752643891413-17526438914941544665942-1752644700160-17526447004841088579889-1752660166682-1752660172024523356267.jpeg

Benzopyrene có thể gây tổn thương DNA tế bào, tích tụ lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư phổi và dạ dày. Amin dị vòng có liên quan mật thiết đến ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.

Acrylamide ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với chất này. Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho thấy những người thường xuyên tiếp xúc với khói bếp có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2-3 lần so với người bình thường, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người già, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu.

5 thói quen nấu nướng gây ung thư mà nhiều gia đình mắc phải hàng ngày

Nhiều thói quen nấu nướng hàng ngày của các gia đình có thể vô tình gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Dưới đây là những thói quen nấu nướng dễ gây ung thư mà không ít gia đình vẫn đang thực hiện mỗi ngày:

1eb5-96d01a1aaedaa93a4b6a825fb5e9c8c6-1752643897620-1752643897694498687252-1752644701116-17526447014381068247524-1752660172664-17526601728121330132129.jpg

1. Đợi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào chảo

Trước đây, do công nghệ còn hạn chế, dầu mỡ chứa nhiều tạp chất, việc dầu bốc khói đồng nghĩa với việc tạp chất đã bay hơi. Tuy nhiên, dầu ăn hiện nay đã qua quy trình tinh luyện, điểm khói cao hơn.

Điểm khói của dầu ăn thông thường không quá 180°C, khi bốc khói, nhiệt độ dầu có thể đã vượt quá 200°C. Lúc này, các vitamin tan trong dầu và axit béo thiết yếu bị phá hủy. Protein, chất béo và carbohydrate trong thực phẩm sẽ biến đổi, tạo ra benzopyrene, acrylamide và các chất gây ung thư khác.

  • gan-nhiem-mo-2-1752592601972470766291-0-0-365-584-crop-17525927219111085750992.jpg

    Người bị gan nhiễm mỡ thường có 4 dấu hiệu này khi ăn: Nếu bạn không có cả 4 thì xin chúc mừng!

2. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn

Người Trung Quốc thường xào nấu ở nhiệt độ cao, dễ sinh ra nhiều khói. Khói bếp chứa benzopyrene, dinitrophenol và các chất gây ung thư khác. Hít phải lâu dài có thể gây ung thư phổi.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ trung niên và cao tuổi tiếp xúc lâu dài với khói bếp có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng gấp 2-3 lần. Hơn 60% phụ nữ không hút thuốc mắc ung thư phổi là do tiếp xúc lâu dài với khói bếp. Tình trạng này còn có thể dẫn đến "hội chứng say dầu mỡ", gây buồn nôn, chán ăn.

3. Tái sử dụng dầu đã chiên rán

Dầu mỡ sau khi chiên rán, do bị đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra axit béo chuyển hóa và các sản phẩm oxy hóa dầu mỡ độc hại. Khi được đun nóng lại ở nhiệt độ cao, lượng benzopyrene (chất gây ung thư loại 1) sẽ tăng mạnh. Hơn nữa, dầu đã qua sử dụng dễ bị oxy hóa, nếu bảo quản không đúng cách sẽ càng dễ bị biến chất.

wx2025071121123947703-1752643894955-17526438950402033892722-1752644702096-17526447021641107041548-1752660173580-17526601736851919192907.jpeg

4. Dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín

Nhiều gia đình sau khi thái thịt sống lại dùng ngay thớt đó để thái thức ăn chín hoặc rau củ quả. Vi khuẩn và ký sinh trùng trên thực phẩm sống dễ bám vào thớt và dao. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, chúng sẽ làm ô nhiễm thức ăn chín. Hầu hết thịt sống và rau củ đều chứa vi khuẩn salmonella và các vi khuẩn có hại khác. Nếu ăn phải, nhẹ thì gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng thì gây viêm ruột. Thí nghiệm cho thấy, sau khi thái thịt 1 giờ, mỗi cm2 trên thớt mới có thể sinh ra 82mg vi khuẩn.

5. Không rửa chảo sau khi xào nấu rồi lại tiếp tục xào nấu món khác

Mặt chảo dù trông có vẻ sạch sẽ nhưng vẫn còn bám dầu mỡ và thức ăn thừa. Khi được đun nóng lại ở nhiệt độ cao, có thể tạo ra benzopyrene và các chất gây ung thư khác. Thức ăn thừa bị cháy khét cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Vì sức khỏe của gia đình, hãy thay đổi ngay những thói quen nấu nướng này.

wx2025071121123960404-1752643888916-17526438891131518431038-1752644702825-17526447028951189901572-1752660174368-1752660174500902262544.jpeg

Ngoài thói quen nấu nướng, cần lưu ý thêm một số chi tiết trong chế độ ăn uống để nguy hại sức khỏe:

- Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói, thịt xông khói,... chứa nitrit. Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe. Nên ưu tiên chọn thịt tươi sống, mỗi tuần chỉ nên ăn thịt chế biến sẵn 1-2 lần.

- Ăn nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ quả giàu chất xơ giúp nhu động ruột, giảm sự tồn lưu của các chất có hại. Nên ăn 25-30g chất xơ mỗi ngày, ví dụ như yến mạch, gạo lứt, bông cải xanh.

  • Sau 9h tối, tốt nhất đừng làm 3 việc này: Cơ thể sẽ cảm ơn bạn vì được ngủ ngon lại tránh đột quỵĐọc ngay

- Kiểm soát chế độ ăn mặn, ngọt: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi ngày không nên ăn quá 5g muối, nhưng lượng muối trung bình của người dân Trung Quốc lên tới 10,5g. Ăn mặn khiến cơ thể tích nước, tăng gánh nặng lọc của thận, lâu dài có thể gây tổn thương thận do cao huyết áp. Ăn nhiều đồ ngọt có thể thúc đẩy viêm nhiễm. Nên hạn chế cho muối khi nấu ăn và giảm tiêu thụ đồ ngọt (như nước ngọt có ga, trà sữa).

- Bảo quản thực phẩm hợp lý, tránh bị mốc: Các loại hạt như lạc, ngô nếu bị mốc có thể sinh ra aflatoxin, gây hại cho gan. Khi bảo quản cần chú ý chống ẩm, nếu phát hiện bị mốc phải bỏ ngay, không ăn thực phẩm bị hỏng.

Dành cho bạn - người phụ nữ đang lắng nghe chính mình!

aFamily mời bạn tham gia một KHẢO SÁT nhỏ như một cách để cùng lắng nghe những suy nghĩ, lựa chọn và hình dung riêng của bạn trong hành trình sống, làm đẹp, tiêu dùng và chăm sóc bản thân sau tuổi 30.

Mỗi chia sẻ đều mang giá trị riêng và sẽ được bảo mật hoàn toàn. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022