Cơ thể ra sao nếu thiếu vitamin B12?
Khi bạn thường xuyên mệt mỏi, có thể bạn đang thiếu vitamin B12. Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, là một thành viên của nhóm vitamin B, là loại vitamin duy nhất có chứa các nguyên tố kim loại, và có một loạt các chức năng sinh lý quan trọng đối với cơ thể con người.
Thiếu vitamin B12 khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút trí tuệ. Ảnh minh hoạ
Vì vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu, sản xuất năng lượng và cung cấp oxy, cơ thể dễ bị mệt mỏi do thiếu vitamin B12.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng sẽ mang lại những tác hại khác, mà biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thiếu máu nguyên bào khổng lồ, viêm lưỡi, mất sắc tố da đối xứng lan rộng và rối loạn thần kinh.
Cụ thể, bệnh nhân thiếu máu nguyên bào khổng lồ sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sắc mặt thiếu máu, gan lách to hoặc ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa như viêm lưỡi, chán ăn, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
Các thực phẩm giàu vitamin B12
Về tổn thương thần kinh, trẻ em có thể bị bất tỉnh và sa sút trí tuệ, người già có thể bị đau đầu, giảm trí nhớ. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trên da, với tăng sắc tố đối xứng trên lòng bàn tay, các bộ phận cong vẹo của cơ thể, móng tay, lòng bàn chân và miệng .
Điều gì xảy ra nếu bạn uống một viên B12 mỗi ngày?
Đối với cơ thể con người, bổ sung đủ vitamin B12 chủ yếu giúp duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Nó có thể thúc đẩy việc chuyển các nhóm methyl, thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của các tế bào hồng cầu, duy trì chức năng tạo máu bình thường của con người, do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thiếu máu ác tính.
Vitamin B12 tồn tại ở dạng coenzyme, có thể tăng cường khả năng sử dụng axit folic của cơ thể con người và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein.
Tuy nhiên, đối với người bình thường thì có nên bổ sung thêm vitamin B12 không?
Trên thực tế, chỉ cần bạn không kén ăn, không ăn kiêng một phần và có một chế độ ăn uống cân bằng, bạn sẽ không bị thiếu vitamin B12.
Nói chung, thực phẩm động vật như thịt, nội tạng, cá, động vật có vỏ và các sản phẩm từ sữa có chứa vitamin B12, trong khi chế độ ăn dựa trên thực vật hầu như không có. Các loại thực phẩm như gan động vật, ngao, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa, trứng... rất giàu vitamin B12. Vì vậy lượng hấp thụ trong chế độ ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu vitamin B12 của cơ thể, và không cần bổ sung thêm.
Ngao là thực phẩm chứa nhiều vitamin B12
6 kiểu người này rất dễ thiếu vitamin B12
Với sự gia tăng của tuổi tác, sự hấp thụ vitamin B12 ở người cao tuổi sẽ giảm đi, do đó người cao tuổi thuộc nhóm người dễ bị thiếu vitamin B12.
Chuyên gia dinh dưỡng Gu Zhongyi gợi ý rằng người trên 50 tuổi có thể bổ sung vitamin B12 dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đáp ứng lượng khuyến nghị 2,4 μg mỗi ngày.
Ngoài người cao tuổi, những nhóm người này cũng dễ bị thiếu vitamin B12:
- Những người ăn uống không đủ chất: chẳng hạn như những người ăn chay dài ngày.
- Rối loạn chuyển hóa vitamin B12 bẩm sinh: chẳng hạn như thiếu yếu tố nội tại bẩm sinh...
- Người bị rối loạn chức năng hệ tiêu hóa: như bệnh dạ dày, tuyến tụy, đường ruột hoặc gan.
- Những người có nhu cầu về vitamin B12 tăng cao như sau sinh, mang thai, nhiễm trùng roi da...
- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc: Ví dụ, metformin uống có thể làm giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh.
Nếu bạn muốn biết mình có bị thiếu vitamin B12 hay không, bạn có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra. Nếu vitamin B12 trong huyết thanh nhỏ hơn 73,8pmol /ml, chứng tỏ thiếu vitamin B12.
Nếu thiếu hụt vitamin B12 được chẩn đoán, điều trị sớm là rất quan trọng để tránh các triệu chứng tâm thần không hồi phục.
Hiện nay có 4 loại thuốc điều trị thiếu vitamin B12 chính là vitamin B12, hydroxocobalamin, methylcobalamin và adenosylcobalamin, tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin B12 là thuốc kê đơn và cần được bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ . Và đôi khi việc thiếu vitamin có thể do các bệnh trong cơ thể gây ra, lúc này cần tìm ra nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Bổ sung vitamin B12 một cách an toàn, cần chú ý 2 điểm
Khi bổ sung vitamin B12, bạn nên chú ý tránh dùng quá nhiều, nếu không có thể xảy ra các triệu chứng như chàm, nổi mề đay, hen suyễn, sưng mặt, nổi thuốc,… Đồng thời có thể tái phát, đau trước tim,… làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của những người có cơn đau thắt ngực.
Ngoài ra, trong trường hợp bình thường, người bệnh gút không nên bổ sung một lượng lớn vitamin B12, để không gây ra các cơn gút cấp.
Tóm lại, thông thường, chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, cơ cấu khẩu phần ăn hợp lý, có thói quen ăn uống tốt thì không cần bổ sung thêm vitamin 12. Đồng thời, cần lưu ý tránh bổ sung quá nhiều.