ungthu.jpg

Chủ quan bỏ qua triệu chứng tiêu hóa, cô gái 27 tuổi bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.

Ở tuổi 27, cô gái người Đài Loan (Trung Quốc) này luôn nghĩ mình rất khỏe mạnh vì có thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Với chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả, cô cho rằng bản thân có hệ tiêu hóa, đường ruột tốt. Cũng chính vì điều này này mà cô đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm căn bệnh ung thư đại trực tràng.

Theo Singtao, trước khi nhập viện, cô gái phát hiện bản thân xì hơi với tần suất bất thường. Dù đã thay đổi chế độ ăn thanh đạm, tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Sau đó, nữ bệnh nhân bị đau quặn bụng, buồn đi tiêu sau khi ăn và thường xuyên bị tiêu chảy. Đến lúc nhận ra mức độ nghiêm trọng của các tình trạng nói trên, cô gái trẻ mới đi khám bệnh. Kết quả, cô bàng hoàng nhận chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.

Theo Trung tâm thông tin trực tuyến về ung thư Hong Kong (Trung Quốc), xì hơi là phản ứng sinh lý bình thường, đặc biệt là sau khi ăn đậu và thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, nếu xì hơi thường xuyên và kèm theo những triệu chứng dưới đây thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng:

- Xì hơi nặng mùi.

- Phân màu đen, có máu hoặc chất nhầy.

- Hình dạng phân thay đổi.

- Thay đổi thói quen đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy dai dẳng.

- Luôn muốn đi đại tiện.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Khó chịu ở vùng bụng dưới, chướng bụng hoặc co thắt bất thường.

- Tay chân lạnh, chóng mặt, uể oải kéo dài, sắc mặt tái nhợt.

- Nhịp tim thay đổi và phát bệnh hen suyễn bất thường.

Bên cạnh đó, 5 thói quen ăn uống, sinh hoạt và yếu tố khác có nhiều khả năng gây ung thư đại trực tràng gồm: Ăn nhiều mỡ động vật, chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động, trong gia đình có thành viên mắc ung thư đại trực tràng hoặc bệnh đường ruột di truyền, viêm loét đại tràng mạn tính hoặc bị polyp đại tràng.

Để ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, có chế độ ăn giàu chất xơ, giảm bớt thịt và mỡ động vật, hạn chế bia rượu và bỏ hút thuốc lá.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022