khong-co-tieu-de-1743820296848635124103-0-6-466-752-crop-1743820300317129080347-1743834078445-17438340793621960729208.png

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ công bố 4 loại rau họ cải đứng top đầu trong bảng xếp hạng các loại trái cây và rau củ (PFV) tốt nhất cho sức khỏe với thang điểm 100, bao gồm: Cải xoong (100 điểm), cải thảo (91,99 điểm), cải cầu vồng (89,27 điểm) và rau bina (86,43 điểm).

1. Rau cải xoong

Cải xoong chứa hàm lượng vitamin K, A, C và B cực cao, cũng như các khoáng chất thiết yếu gồm magie, canxi và kali. Vitamin K, canxi và magie có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương, trong khi vitamin C hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, sản xuất collagen và làm sáng da. Chỉ cần ăn ba cốc cải xoong mỗi ngày là đủ để cung cấp hơn một nửa lượng vitamin C, A và K mà cơ thể con người cần.

alr-what-is-watercress-0437dfc8bf894f188617d3e54cdae7d3-17437599470921713584346-1743820244871-17438202453411216011663-1743834080043-17438340802831443374050.jpg

Ảnh: Allrecipes

Ngoài ra, rau cải xoong rất giàu chất chống oxy hóa nhu vitamin C, beta- carotene, có tác dụng giảm viêm và giảm tác hại do stress oxy hóa gây ra cho tế bào. Do đó, ăn cải xoong có lợi để cải thiện sức khỏe tim mạch, nitrat trong cải xoong còn giúp giảm huyết áp.

  • nmn-pns-ava-17436874214931735418523-0-0-648-1037-crop-1743687424362330256018.jpg

    Hoạt chất NMN khiến chị em phát cuồng: "Thần dược đảo ngược lão hóa" hay chỉ là cơn sốt ảo đến từ marketing?

Cải xoong còn giàu chất dinh dưỡng thực vật như glucosinolate, đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Khi ăn cải xoong, glucosinolate sẽ được chuyển hóa thành isothiocyanate, có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ.

2. Rau cải thảo

Cải thảo là loại rau ít calo, nhiều chất xơ, chứa nhiều vitamin C , vitamin K, vitamin A, vitamin B6 và các khoáng chất như canxi, kali và mangan. Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường khả năng kháng virus của cơ thể.

what-is-napa-cabbage-1708321157-17437600029241908377490-1743820245877-17438202460571754887506-1743834080827-1743834080947388799835.jpg

Ảnh: Recipes.net

Kali trong cải thảo hoạt động như một chất lợi tiểu, thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu và ngăn ngừa tình trạng giữ nước. Canxi và phốt pho trong cải thảo có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của xương và cải thiện độ cứng và mật độ của xương. Thường xuyên ăn cải thảo có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp và giảm tỷ lệ loãng xương.

Ngoài ra, cải thảo còn giàu chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Chất xơ trong cải thảo giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giải độc đồng thời làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

3. Cải cầu vồng

Cải cầu vồng nổi tiếng với nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm vitamin A, C, E, K cùng magie, kali, sắt, phốt pho, folate và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Cải cầu vồng cũng chứa một lượng nhỏ thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, vitamin B6, canxi, kẽm và selen.

Ăn cải cầu vồng giàu chất chống oxy hóa như alpha và beta-carotene, lutein, zeaxanthin và choline giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính do stress oxy hóa gây ra.

swisschard-17437600320712111850006-1743820246719-1743820246773519668903-1743834081542-174383408670652969093.jpg

Ảnh: DenverHealthMedicalPlan

Cải cầu vồng chứa magie, canxi và kali đặc biệt có lợi với người bị cao huyết áp, giúp hạ huyết áp bằng cách giải phóng natri ra khỏi cơ thể và giúp động mạch giãn ra đồng thời ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, bảo tồn và cải thiện chức năng nội mô.

Ngoài ra, cải cầu vồng còn chứa một hợp chất gọi là axit alpha-lipoic đã được chứng minh giúp giảm lượng glucose, tăng độ nhạy insulin và ngăn ngừa các thay đổi do stress oxy hóa gây ra ở bệnh nhân tiểu đường. Từ đó giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường chẳng hạn như biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng võng mạc tiểu đường.

Vitamin K dồi dào trong cải cầu vồng cũng giúp thay đổi protein nền xương, cải thiện sự hấp thụ canxi và giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Tất cả đều có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng giảm mật độ xương.

4. Rau bina

Rau bina là loại rau giàu vitamin A, C, K, cũng như các khoáng chất như sắt, canxi và axit folic. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe con người. Vitamin A có thể bảo vệ thị lực và tăng cường khả năng miễn dịch; vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa cảm lạnh và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương; vitamin K có lợi cho sức khỏe xương và có thể ngăn ngừa loãng xương.

the-health-benefits-of-spinach-istock-1070664764-1743760067867731957067-1743820247303-1743820247382781188479-1743834087477-17438340881961292840786.jpg

Ảnh: Healthy Food Guide

Ngoài ra, rau bina cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa não và phòng ngừa bệnh Alzheimer. Các loại axit, nguyên tố vi lượng và các chất khác trong rau bina có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ đột quỵ.

Nguồn sắt trong rau bina là nguyên tố quan trọng tạo nên hồng cầu nên là lựa chọn bổ sung sắt tốt, đặc biệt là đối với người ăn chay. Mặc dù tỷ lệ hấp thụ canxi trong rau bina không cao bằng trong sữa nhưng đây vẫn là nguồn canxi tốt cho những người không dung nạp lactose.

Theo Y học cổ truyền, rau bina có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thúc đẩy lưu thông máu. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã khẳng định rằng thành phần nitrat trong rau bina có thể chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể. Chất này có thể giúp mạch máu giãn nở, hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đồng thời, chất xơ trong rau bina có thể thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, có tác dụng giải độc và làm đẹp.

Nguồn: Aboluowang, Sohu, Medical News Today

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022