Ngày 16/12, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), cho biết cặp song sinh này bị xuất huyết tiêu hóa. Hai bé chào đời ở tuần thai thứ 39, cân nặng khoảng 2,4 kg mỗi trẻ, hồng hào, khóc to. Tuy nhiên, sau sinh 18 tiếng, hai trẻ có biểu hiện nôn ra nhiều máu đỏ tươi, máu cục kèm ít máu nâu.

Ngay lập tức, hai bệnh nhi được chuyển khu vực Hồi sức sơ sinh, nhịn ăn hoàn toàn, truyền dịch kháng sinh, làm xét nghiệm. Kết quả cho thấy hai trẻ có tình trạng thiếu máu nặng, bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn. Bác sĩ chẩn đoán cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa do viêm ruột.

Các biện pháp điều trị hồi sức tích cực như liệu pháp oxy, đặt huyết áp động mạch xâm lấn theo dõi huyết áp liên tục. Thuốc vận mạch cũng được sử dụng cùng điều chỉnh rối loạn đông máu, rối loạn toan kiềm. Sau 5 ngày điều trị, sức khỏe hai trẻ bắt đầu ổn định, các thông số trong giới hạn bình thường, được bú mẹ trở lại.

anh-xuat-huyet-tieu-hoa-999-1671196886514-16711968869981216679778.png

Cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa đã được cấp cứu kịp thời. Ảnh: BSCC

Bệnh hiếm gặp, diễn biến rất nhanh, đe doạ tính mạng trẻ

Không giống như ở trẻ lớn hay người trưởng thành, các biện pháp nội soi đường tiêu hoá để chẩn đoán cũng như xác định điểm chảy máu ở trẻ sơ sinh thường bị hạn chế. Vì vậy, việc chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, sốt, bú kém… và xét nghiệm máu.

Dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, vệ sinh không đảm bảo… có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá ở trẻ sơ sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn càng sớm càng tốt. Trường hợp bệnh lý cần ăn sữa công thức theo chỉ định của bác sĩ cần lựa chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, pha sữa đúng hướng dẫn và đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc trẻ.

6 dấu hiệu trẻ xuất huyết tiêu hoá cần đến viện kiểm tra

Với trẻ lớn hơn, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu phát hiện con có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

- Tình trạng thiếu máu, biểu hiện hoa mắt chóng mặt, da xanh, mệt mỏi

- Trẻ ăn, uống kém hoặc không chịu ăn

- Đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua

- Vàng da vàng mắt, bụng chướng hoặc to hơn bình thường

- Khát nước nhiều

- Trẻ nôn ra máu

Khi thấy trẻ mệt li bì, khó đánh thức; kích thích, vật vã; thiếu máu nặng (da xanh nhiều, môi nhợt); nôn máu đỏ tươi hoặc máu cục; đi ngoài phân đen hoặc máu, mệt hơn sau mỗi lần nôn hoặc đại tiện; phân có máu..., cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

noi-soi-1623-1671196888616-16711968887001961517495.png
cardioversioneelettricaesterna11-1671090615557-16710906158642084304059-33-0-534-801-crop-1671090640716376969829.jpgSốc điện 20 lần để cứu người từ cõi chết

Sau một thời gian điều trị, bệnh của người đàn ông quê Hải Dương nặng dần, không đáp ứng thuốc và sốc điện, tiến triển suy tim cấp tính, huyết áp tụt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022