Anh Nguyễn Thanh Tân (47 tuổi, Thanh Hóa) cảm thấy sức khỏe tốt vì quanh năm chỉ bị cảm cúm vài lần. Tuy nhiên, gần một tháng trở lại đây, anh thường xuyên xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, ói mửa, đau đầu dữ dội, thậm chí ngất xỉu. Ban đầu, anh chỉ nghĩ thời tiết chuyển mùa nên cơ thể chưa thích nghi kịp. Chỉ đến khi tình trạng ngất xỉu lặp lại nhiều lần, anh mới thấy bất an và đi khám. Bác sĩ cho biết anh bị phình mạch máu não, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ.

Phình mạch máu não dẫn đến đột quỵ

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phình mạch là hiện tượng phình ra hoặc yếu đi trong thành động mạch. Nếu một túi phình động mạch nội sọ bị vỡ, máu sẽ tràn ra và ngăn oxy đến các vùng quanh não, dẫn đến đột quỵ do xuất huyết, gây hôn mê, thậm chí tử vong. Loại đột quỵ do phình động mạch này chiếm 3-5% tổng số đột quỵ, nhưng tỷ lệ di chứng, tàn tật và tử vong lớn hơn các loại đột quỵ khác. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ Mỹ, mỗi năm có khoảng 30.000 người trưởng thành ở quốc gia này bị vỡ phình mạch nội sọ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phình mạch máu não, trong đó có huyết áp cao. Theo thông tin của Bệnh viện Changhai (Thượng Hải), khoảng một nửa số bệnh nhân bị chứng phình động mạch nội sọ có huyết áp cao, có thể gây viêm mạch máu và tăng nguy cơ vỡ túi phình.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh (chuyên khoa Tim mạch, Phó giám đốc Điều hành Bệnh viện Thủ Đức) cho biết, khi thời tiết chuyển lạnh, huyết áp sẽ tăng cao hơn bình thường do mạch máu co lại, tim phải bơm mạnh hơn để lưu thông máu. Độ nhớt của máu cũng đặc hơn dễ xuất hiện cục máu đông, cản trở máu đến não cũng dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ, phình động mạch.

tang-huyet-ap-6389-1668162898.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3lPWPMWHYUupD3GeQpKdkw

Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phòng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Thanh chia sẻ thêm, nhiều người bị huyết áp cao hoặc có các yếu tố liên quan làm tăng huyết áp (như mỡ máu cao, hay lo âu, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều muối, lười vận động...) thường xuất hiện các triệu chứng như xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, đau đầu, ngất xỉu... mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện những dấu hiệu này thì không chủ quan vì có thể đang đối mặt với cơn đột quỵ.

Cách giúp ngăn đột quỵ khi giao mùa

Bác sĩ Thanh hướng dẫn một số cách có thể ngăn ngừa đột quỵ như sau:

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Theo dõi huyết áp, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý để ngăn ngừa sự tiến triển. Nam giới từ tuổi 45 và nữ là 55 nên sàng lọc các vấn đề về tim mạch, não. Đây là khoảng thời gian 10 năm trước khi có thể phải trải qua biến cố về tim mạch, đột quỵ. Nếu có các yếu tố huyết áp, mỡ máu cao, bệnh lý nền hoặc tiền sử gia đình cao huyết áp, bệnh về tim mạch, bạn cần tầm soát sớm hơn.

Luôn tuân thủ các thói quen: Người bệnh nên uống thuốc điều trị đúng liệu trình, ăn uống lành mạnh, giảm hoặc hạn chế hút thuốc, rượu bia, cà phê... và nên tập thể dục. Mọi người không nên chủ quan ngay cả khi cảm thấy sức khỏe ổn định. Vào mùa đông, người lớn, trẻ nhỏ luôn giữ ấm khi ra ngoài.

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo: Các triệu chứng có thể khác nhau ở nam và nữ nhưng sẽ có dấu hiện nhận diện cơn đau tim như đau đột ngột hoặc tức ngực; khó thở; chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi... Dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ do thiếu máu cục bộ như xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, nói khó; mù hoặc nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt; mất thăng bằng... Lưu ý là không phải ai cũng có tất cả các triệu chứng trên. Vì vậy, bạn nên gọi trợ giúp hoặc cần cấp cứu nếu có bất kỳ loại khó chịu nào ở ngực hay có các dấu hiệu khác.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa: Để không phải đối mặt với tình trạngxây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, đau đầu, buồn nôn... mỗi khi chuyển mùa, những người bị cao huyết áp, cholesterol cao có thể sử dụng các sản phẩm giúp hạ huyết áp, chống đông máu, thiếu máu não...

15-4172-1668162898.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jJNS3JxTKn-Y_o9Gr4W_kw

Các sản phẩm với thành phần men gạo đỏ và đậu natto hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh. Ảnh: Dược Hậu Giang

Hiện nay, có nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông, cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân... như NattoEnzym Red Rice. Sản phẩm được nhiều người lựa chọn, có nguyên liệu từ nattokinase (một loại enzym tự nhiên có trong đậu natto) và men gạo đỏ, được chứng nhận về chất lượng từ Hiệp hội JNKA Nhật Bản.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Ngọc An

natto-7065-1668162898.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q_uNRMV5DTLMkZ08JD44Ig

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice với nguyên liệu Nhật Bản. Các sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; hỗ trợ làm tan cục máu đông trong lòng mạch và tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu. NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

NattoEnzym Red Rice và NattoEnzym, NattoEnzym 1000 đã vượt qua sự kiểm định khắt khe hằng năm của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) về nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật, sản xuất đạt chuẩn GMP.

Sản phẩm của: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice 3166/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 12/11/2021. Các sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022