Trong công điện mới đây gửi các địa phương Bộ Y tế đánh giá cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người. Đặc biệt, trong bối cảnh Campuchia đã ghi nhận các ca mắc H5N1, đã có một người tử vong tại tỉnh Prey Veng - là khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Để ngăn chặn dịch bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, giám sát chặt người nhập cảnh, đặc biệt là tỉnh, thành chung biên giới với các quốc gia đang có dịch.

photo-1-16778556796321750072700-1677907515194-1677907517984955151703.jpg

Bộ Y tế đề nghị tang cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

Theo một chuyên gia dịch tễ hình hiện nay tương tự diễn biến dịch H5N1 vào 9 năm trước. Năm 2014, cúm H5N1 xuất hiện tại Campuchia, 13 người tử vong, hàng chục nghìn gia cầm bị tiêu hủy. Cùng năm, tại Việt Nam 2 người tử vong do H5N1, hàng nghìn gia cầm bị tiêu hủy.

Tháng 10-2022- tức là 8 năm sau đó Việt Nam đã ghi nhận một ca nhiễm cúm H5N1 là một bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ, nhưng không rõ nguồn lây nhiễm. Hiện các ổ dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Bộ Y tế cho rằng thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Đồng thời, việc giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước, nhất là thời điểm sau Tết nguyên đán càng làm tăng nguy cơ cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người.

Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh có dấu hiệu khá giống nhau như cúm A/H5N1, cúm mùa, COVID-19… các chuyên gia y tế hướng dẫn phân biệt bệnh cúm H5N1 với các virus gây bệnh đường hô hấp khác. Cụ thể:

Cúm A/H5N1

Cúm gia cầm ở người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ như sốt và ho, nặng như viêm phổi nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong.

Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt từ 38 độ C trở lên, ho, đau nhức cơ thể và cơ bắp, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau mắt đỏ (viêm kết mạc), viêm não. Triệu chứng đặc trưng là ho khan, sốt cao có thể kèm rét run.

Những người tiếp xúc thường xuyên với chim hoang dã, gia cầm có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Người nuôi gia cầm có nguy cơ cao mắc cúm H5N1. Đối tượng dễ chuyển nặng là phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu, người từ 65 tuổi trở lên.

Cúm mùa (cúm A/H1N1, H3N2, cúm B)

Khác với cảm lạnh, cúm thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm mùa thường cảm thấy có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau: sốt hoặc cảm thấy có dấu hiệu sốt/ớn lạnh; viêm họng; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau đầu, mệt mỏi… Một số người còn có thể bị nôn mửa, tiêu chảy. Triệu chứng này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày, không có thuốc điều trị bệnh cúm đặc hiệu nhưng người bệnh có thể điều trị triệu chứng của bệnh bằng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

edit-photo-1-1677855610464654799682-1677907521771-1677907521918686596621.png

Cúm A có nguy cơ diễn biến nặng hơn ở người cao tuổi

Tuy nhiên, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao khi bị biến chứng cúm như trẻ em và người già trên 65 tuổi là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất. Với phụ nữ mang thai, biến chứng bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng đầu như sảy thai hoặc bệnh lý thai nhi.

COVID-19

Bệnh COVID-19 và cúm có triệu chứng tương tự, gần giống nhau gồm: sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh; ho/ho khan; khó thở; mệt mỏi; viêm họng; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau cơ hoặc đau nhức cơ thể; đau đầu.

Đáng chú ý, không giống như các trường hợp cảm lạnh và một số trường hợp cúm mà nguyên nhân mất khứu giác có xu hướng liên quan đến nghẹt mũi (nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy), thì với COVID-19 thường gặp là mất khứu giác đột ngột. Vì thế, những người bị mất khứu giác đột ngột nên làm xét nghiệm để khẳng định.

Theo Bộ Y tế virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A. Từ năm 2003 đến nay Việt Nam mới ghi nhận 128 trường hợp mắc cúm H5N1 trên người, trong đó 64 ca tử vong. Số ca mắc cao trong giai đoạn 2003-2010. Người bị nhiễm virus cúm gia cầm chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm nhiễm bệnh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022