Ngày 24/2, BS.CK1 Lý Phạm Hoàng Vinh, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết êkíp nội soi đường thở bé gắp được dị vật là đầu ống nhựa khoảng một cm ở thùy dưới phổi phải. Bé hồi phục tốt, ăn uống được, không khó thở.

"Tránh cho trẻ ăn những loại đồ chơi kẹo có nguy cơ hít sặc cao như chocolate dạng bơm tiêm này", bác sĩ nói. Trẻ sặc, hóc dị vật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tràn khí, thậm chí tử vong.

4-24220258-jpg-1740404156-1740-6328-1279-1740404582.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uuZE0G1gio4htGGMTVBa_w

Ống nhựa 1 cm - đầu ống kẹo chocolate dạng bơm tiêm được gắp từ đường thở ra ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thời gian qua, bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp dị vật đường thở. Mới đây, bé trai 2 tuổi ho nhiều, khò khè và tím tái sau ăn kẹo đậu phộng, vào viện đã suy hô hấp, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da. Do hạt đậu phộng mềm, dễ vỡ, các bác sĩ phải rất vất vả để gắp ra ngoài an toàn.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cần cắt nhỏ thực phẩm như nho, xúc xích, cà chua bi... để tránh nguy cơ hóc. Không cho trẻ ăn các loại hạt cứng, bỏng ngô, kẹo cứng hoặc thạch viên tròn. Kiểm tra kỹ xương trong cá, thịt gà. Không cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, nói chuyện hay cười đùa. Khuyến khích trẻ ngồi yên và tập trung khi ăn uống.

Không để trẻ chơi với các vật nhỏ có nguy cơ hóc như đồng xu, pin cúc áo, viên bi, mảnh lego. Đảm bảo đồ chơi phù hợp với độ tuổi và không có bộ phận dễ tháo rời. Luôn quan sát trẻ, đặc biệt khi trẻ ăn hoặc chơi. Giữ xa tầm tay trẻ các vật nhỏ có thể gây hóc.

Người nhà cần sơ cứu ngay với thủ thuật vỗ lưng ấn ngực ở trẻ nhỏ và thủ thuật Heimlich ở trẻ lớn. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Không cố móc dị vật bằng tay vì có thể đẩy nó vào sâu hơn.

cach-so-cuu-nguoi-hoc-di-vat-1736676676.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8KVerF7pHXIEErknimLoag
Cách sơ cứu người hóc dị vật

Trung tâm Cấp cứu 115 hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu người hóc dị vật. Video:115 cung cấp

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022