GĐXH - Ra khí hư bất thường, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện ung thư cổ tử cung.
Ung thư phụ khoa là gì?
Ung thư phụ khoa là chỉ các loại bệnh ung thư có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ung thư phụ khoa thường là: Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm đạo, âm hộ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
Dịch âm đạo bất thường
Khi dịch âm đạo có những dấu hiệu bất thường như có mùi hôi, có màu sắc khác lạ, có lẫn máu,… có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng hoặc thậm chí là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh này (ngoại trừ ung thư âm hộ), đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung.
Đau vùng bụng
Cảm giác đau âm ỉ, dai dẳng hoặc bất thường ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu có thể liên quan đến nhiều loại ung thư vùng phụ khoa như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.
Thay đổi thói quen đại tiểu tiện
Tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu thường xuyên và nhiều lần, tiểu ra máu,… là một trong những dấu hiệu cảnh báo.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Giảm cân, sụt cân nhanh chóng và đột ngột trong thời gian ngắn có thể là các bệnh lý liên quan đến ung thư phụ khoa.
Chán ăn
Nếu thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn rất ít nhưng vẫn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu; hay đau nhức lưng và vùng bụng, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Ngứa, đau rát ở âm hộ
Tình trạng ngứa, đau rát, sưng tấy, thay đổi màu sắc da, cấu trúc, phát ban, lở loét,… ở khu vực âm hộ và vùng kín là dấu hiệu cho thấy phụ nữ có nguy cơ cao mắc phải bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư phụ khoa
Ảnh minh họa
Ung thư phụ khoa là căn bệnh thường gặp, có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ. Để phòng ngừa, chị em nên:
- Không nên kết hôn, sinh đẻ quá sớm, sinh nhiều con, quan hệ tình dục với nhiều người.
- Duy trì lối sống khoa học, không hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều mỡ, đường, tăng cường luyện tập, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.
- Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là nhóm phụ nữ trung cao tuổi đã mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai cũng nên chú ý đến khám phụ khoa, phụ nữ trẻ cần tiêm phòng vắcxin ngừa bệnh phụ khoa trong đó có vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV.
GĐXH - Người đàn ông bị ung thư thực quản cho biết đã hút thuốc lá 20 năm, uống bia rượu thường xuyên và chưa nội soi dạ dày đại tràng bao giờ.
GĐXH - Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cơ thể chuẩn bị chống lại ung thư bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên...
GĐXH - Bệnh nhân 54 tuổi ở Hà Nội dù không có triệu chứng tiêu hóa bất thường nhưng đi khám sức khỏe lại phát hiện ra bị ung thư thực quản.