Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ thông tin, hầu hết những người bị đột quỵ lần đầu đều có tình trạng huyết áp cao.

Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu trên khắp cơ thể, trong đó có các mạch máu tại não. Điều này có thể dẫn tới vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu não, gây thiếu máu cục bộ tại cơ quan này, từ đó dẫn tới đột quỵ. Chính vì thế, kiểm soát huyết áp và giữ huyết áp ở mức ổn định, đặc biệt ở những người đang bị huyết áp cao là điều quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

Theo Medical News Today, những thay đổi về ăn uống có đóng góp đáng kể trong việc kiểm soát huyết áp. Các thay đổi này bao gồm giảm tiêu thụ muối, hạn chế rượu bia. Bên cạnh đó, bổ sung một số loại đồ uống dưới đây cũng có thể giúp hạ huyết áp hiệu quả.

5 loại đồ uống giúp hạ huyết áp

1. Nước ép củ dền

cu-den-1729557322125-1729557322302692398625.jpg

Nước ép củ dền giúp hạ huyết áp.

Nước ép củ dền rất giàu nitrat. Khi nitrat đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành oxit nitric, một hóa chất có tác dụng thư giãn mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.

  • thoi-diem-vang-de-tang-can-trong-ngay2-17293554233431482381694-61-0-474-660-crop-1729355557451928658917.jpg

    2 thời điểm vàng dễ tăng cân trong ngày, nhắc nhở chị em dù có đói cũng phải kiểm soát khẩu phần ăn

Một nghiên cứu được đăng tải trên Frontiers in Nutrition vào năm 2022 cho thấy, uống nước ép củ dền có thể giúp giảm huyết áp tâm thu ở những người bị cao huyết áp. Huyết áp tâm thu hay còn được gọi là huyết áp tối đa, là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này luôn được quan tâm hơn cả vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Frontiers in Physiology vào năm 2019 cho thấy, nước ép củ dền có thể hạ huyết áp gần như ngay lập tức. Theo đó, sau 30 phút uống loại nước này, huyết áp có thể giảm và tác dụng này có thể kéo dài gần 24 giờ.

2. Nước ép cà chua

p-ca-chua-1729557324152-1729557324251511038024.jpg

Nước ép cà chua.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản vào năm 2019, nước ép cà chua có thể giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao hoặc tiền tăng huyết áp chưa được điều trị.

Theo các nhà khoa học, cà chua có tác dụng hạ huyết áp là nhờ lycopene - một chất chất chống oxy hóa có rất nhiều trong loại quả này.

Một nghiên cứu của Đại học miền Đông Phần Lan được đăng tải trên tạp chí Neurology cũng đã phát hiện, thường xuyên tiêu thụ cà chua có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và lycopene chính là yếu tố mang lại tác dụng này.

3. Nước ép lựu

nuoc-ep-luu-1729557324667-1729557325081309650507.jpg

Nước ép lựu.

Một phân tích tổng hợp được đăng tải trên Pharmacological Research vào năm 2017 đã cung cấp bằng chứng cho thấy nước ép lựu có thể hạ cả huyết áp tâm thu và tâm trương (áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra).

Nước ép lựu có chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa có thể tương tác với các enzyme có vai trò điều hòa huyết áp trong cơ thể.

4. Trà hoa dâm bụt

tra-hoa-dam-but-1729557325540-17295573256421947122459.jpg

Trà hoa dâm bụt.

Cũng giống như nước ép lựu, trà hoa dâm bụt cũng chứa chất chống oxy hóa anthocyanin. Một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Advanced Pharmaceutical Technology & Research vào năm 2019 cho thấy, uống 2 tách trà hoa dâm bụt mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần có thể giúp giảm huyết áp.

5. Trà xanh và trà đen

tra-xanh-tra-den-1729557326064-17295573261431602265766.jpg

Trà xanh và trà đen.

Medical News Today trích dẫn một phân tích tổng hợp cho thấy, thường xuyên uống trà xanh và trà đen đều có thể giúp hạ huyết áp. Theo phân tích, những người duy trì thói quen này trong vòng từ 3 tháng trở lên sẽ giảm được cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Phân tích cũng phát hiện, trà xanh có tác dụng hạ huyết áp tốt hơn so với trà đen.

Lời kết

5 loại đồ uống kể trên đều đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh có tiềm năng trong việc hạ huyết áp. Cả 5 loại đồ uống này đều rất sẵn tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng với mục đích y khoa, tốt hơn hết mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Đồng thời, cần tuân thủ về liều lượng, cách sử dụng theo tư vấn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022