Ông Lý (Trung Quốc) cũng là một người phát hiện bệnh ung thư nhờ những khó chịu lặp đi lặp lại vào ban đêm. Ông 55 tuổi, gần đây thường xuyên bị ho vào ban đêm. Nhưng ông cho là ban đêm trời lạnh hơn, ông thích mở cửa sổ cho thoáng lại đã có tuổi nên đó là chuyện bình thường.
Ảnh minh họa
Cho đến khi cơn ho của ông ngày càng nặng, dai dẳng hơn 3 tháng, uống thuốc cũng không khỏi kèm mệt mỏi, sốt dai dẳng mới chịu đi khám. Lúc này, bác sĩ chẩn đoán ông đã bị ung thư phổi giai đoạn 3. Hóa ra, 2 năm trước ông vô tình phát hiện có nốt sần nhỏ ở phổi khi khám sức khỏe nhưng xem nhẹ. Bên cạnh đó còn tiếp tục uống rượu và hút thuốc. Ung thư là điều khó tránh khỏi nhưng bác sĩ tiếc nuối vì nếu ông Lý không chủ quan với cơn ho mỗi đêm, thăm khám sớm hơn thì điều trị sẽ có hiệu quả hơn.
Tại sao ban đêm triệu chứng ung thư rõ ràng hơn?
Bác sĩ điều trị của ông Lý cũng chia sẻ thêm rằng các dấu hiệu bệnh tật, đặc biệt là triệu chứng ung thư thường xuất hiện hoặc rõ ràng hơn vào ban đêm. Một nghiên từ ETH Zurich và Đại học Basel cùng thực hiện, công bố trên tạp chí “Nature” đã giải tìm ra lý do của tình trạng này.
Các tế bào ung thư thường hoạt động mạnh hơn vào ban đêm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Trạng thái này cũng giảm phân tán sự chú ý, không có các hoạt động khác nên dễ dàng nhận ra các bất thường từ cơ thể. Chưa kể, ban đêm thì hormone cortisol giảm, làm tăng cảm giác đau và viêm. Tư thế nằm và sự hạ thấp của nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu hoặc đường thở, làm trầm trọng thêm các biểu hiện. Ngoài ra, sự yên tĩnh và lo âu vào ban đêm khiến người bệnh nhạy cảm hơn với các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
4 kiểu khó chịu về đêm cảnh báo ung thư
Sau đây là 4 kiểu khó chịu về đêm có liên quan tới các bệnh ung thư, cần hết sức lưu ý:
Đau bất thường
Ảnh minh họa
Cơn đau bất thường, dai dẳng tại một vị trí nhất định và không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của di căn xương, thường gặp trong ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu cơn đau nặng hơn vào ban đêm, đây là dấu hiệu cần đặc biệt chú ý, bởi lúc này cơ thể ít vận động, nhưng tế bào ung thư lại hoạt động mạnh hơn, gây ra sự phá hủy xương và mô.
Đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả khi trời không nóng hoặc đến mức làm ướt áo hoặc ga giường, thường liên quan đến ung thư. Phổ biến nhất là bệnh ung thư hạch kèm theo sốt nhẹ và sụt cân không rõ nguyên nhân. Tiếp theo là ung thư phổi, ung thư gan, hoặc ung thư vú. Điều này xảy ra khi cơ thể phản ứng với sự phát triển của khối u, gây rối loạn nội tiết và nhiệt độ cơ thể. Ngoài ung thư, đổ mồ hôi đêm cũng có thể do hạ đường huyết, bệnh tim mạch, hoặc cường giáp…
Ho khan kéo dài
Những cơn ho khan thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhất là ung thư phổi. Do khi nằm, tư thế này gây áp lực lên phổi hoặc làm chất dịch trong cơ thể di chuyển, kích thích đường thở. Đồng thời, nhiệt độ thấp hơn ban đêm cũng tác động lớn tới khối u từ hệ hô hấp. Ngoài ung thư phổi, ho khan dai dẳng có thể là do khối u gan hoặc xương chèn ép phổi, u hạch bạch huyết.
Ảnh minh họa
Sốt dai dẳng
Sốt dai dẳng về đêm có thể là dấu hiệu ung thư do phản ứng của cơ thể với sự phát triển của khối u, gây rối loạn hệ miễn dịch và tăng sản xuất cytokine. Sốt này thường không giảm khi dùng thuốc hạ sốt và thường xuất hiện vào ban đêm. Các bệnh ung thư liên quan đến sốt đêm gồm ung thư hạch, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan. Triệu chứng này cần được kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác.
Nguồn và ảnh: The Paper, Sunday More