Con rồng có thật không?
Rồng được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm ví dụ tiêu biểu là múa rồng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán.
Trong 12 con giáp thì có 11 con là những loài vật thông thường, rất thân thuộc với con người, ai cũng dễ dàng bắt gặp. Nhưng con rồng thì lại là sinh vật bí ẩn, ngày nay được cho là không tồn tại trong thế giới hiện thực. Trong quan niệm của người hiện đại thì rồng, kỳ lân, phượng hoàng của phương Đông và nhân ngư, độc giác mã của phương Tây là loài không có thực, chỉ là sinh vật huyền ảo tưởng tượng mà thôi.
Vì con Rồng là con vật tưởng tượng, nên xuất xứ của nó không giống với các con vật khác trong 12 con giáp. Vậy con Rồng xuất hiện như thế nào, và một điều chắc chắn là loài người chúng ta chưa có ai gặp Rồng thật bao giờ, nhưng trên thực tế thì hình ảnh của con Rồng thì hầu như ai cũng biết.
Ở phương Đông, con Rồng là vật đứng đầu trong 4 loài tượng trưng cho sự phong lưu, sung sướng của con người, gọi là Tứ quý, đó là Rồng, Lân, Rùa, Phượng (Long, Lân, Quy, Phượng). Khác với phương Đông, ở phương Tây, con Rồng lại được tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ thường hay quấy rối loài người, Rồng là quái vật hung thần dữ tợn, nhưng đồng thời cũng là quái vật giữ kho báu.
Có ghi chép nói rằng, khi rồng xuất hiện tại nhân gian thì những người thợ thủ công đã chính mắt nhìn thấy, từ đó họ điêu khắc ra rồng theo trí nhớ của mình.
Người cổ đại cho rằng, rồng là loài vật có khả năng ẩn hình, trừ khi chúng nguyện ý hiện hình cho con người chứng kiến hoặc có trường hợp nguy hiểm đến sinh mệnh ra, thì con người sẽ không có khả năng nhìn thấy chúng. Cho nên, người xưa tin rằng mỗi lần rồng xuất hiện thì sẽ có đại biến đổi ở thế gian, sử sách của địa phương hay triều đình phải kịp thời ghi chép, Hoàng đế và dân chúng cũng tổ chức tế lễ Trời đất để tỏ lòng kính ngưỡng của mình.
Rồng là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa Trung Quốc.
Ở Trung Quốc thời cổ đại thì con Rồng cũng được xem như một con thú hung dữ, trong quá trình tồn tại, nó được người Trung Quốc hư cấu thành một con vật như loài bò sát sát kỳ dị có 4 chân và nhiều nét tương tự con Rồng của người Việt Nam.
Ở phương Tây cũng có truyền thuyết về con Rồng, nhưng nhìn chung là rất ít, nhưng hình tượng con Ròng khác với phương Đông. Con Rồng trong thần thoại của người Hy Lạp không có khí thiêng quấn quýt mà là con vật to lớn, ẩn nấp trong hang động, chứ không by lượn ở trên trời. "mai màu tím của nó phát ra ánh sáng, mắt sáng rực như lửa, thân to và có chất độc, trong miệng có ba hàm rang thè lè một chiếc lưỡi ba đầu".
Hiện nay ở trên thế giới theo các nhà khao học thì có một số loài thằn lằn hình thù giống như Rồng thần thoại nên được gọi là Rồng, và họ phân biệt có bốn loại Rồng chính đó là: Rồng đất; Rồng bay (còn gọi là tắc kè bay); Rồng Kô mô đô (hay Kỳ đà Kô mô đô) và Rồng châu Úc (còn gọi là Rồng Cổ lá sen).
Ý nghĩa của Rồng trong 12 con giáp
Trong 12 con giáp thì con Rồng (Thìn) đứng ở vị trí thứ 5
Trong 12 con giáp thì con Rồng (Thìn) đứng ở vị trí thứ 5, nó đứng sau các con vật là Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Mèo) và đứng trước các con vật là Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn).
Tuy là con vật tưởng tượng, song con Rồng như các nhà nghiên cứu sử học chỉ ra có tiền thân là con cá sấu, vì thế so với bốn con vật đứng trước nó, nó cũng có bốn chân và vượt hơn bốn con đó, cũng như hơn hẳn các con vật đứng đằng sau nó, phẩm chất này đã biến con cá sấu thành con vật huyền thoại. Mặt khác, số con vật trở thành huyền thoại như con Rồng ngày càng được tôn vinh, ngày càng có ý nghĩa biểu tượng cao cả như con Rồng khá hiếm hoi trong văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.
Ở phương Đông con Rồng được biểu trưng hóa thành cái tuyệt mỹ tuyệt đối, là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của chế độ phong kiến, là biểu tượng của hạnh phúc song toàn, trọn vẹn.
Con Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Bốn con vật này tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ, cho cái "phú quý song toàn đinh tài lưỡng vượng", bốn con vật này còn tượng trưng cho thế giới phẩm hạnh trọn vẹn được sắp xếp theo trật tự từ trên trời – dưới đất, trên cạn – dưới nước, vừa có con bò lại vừa có con chạy, lại vừa có con bay. Rồng được đứng đầu vì nó vừa bay được trên không, vừa là chủ của thế giới thủy cung, lại có thể hóa thành thân kiếp khác để đi ngao du trên cạn, nghĩa là một con vật toàn tài nhất.
Trong 12 con giáp Thìn (Rồng), trong một vòng "lập thục hoa giáp" Thìn ứng với các năm có đuôi số thự tự như sau: Giáp Thìn ứng với các số đuôi trong bảng Can Chi: 04 – 24 – 44 – 64 - 84; Bính Thìn ứng với các số đuôi sau: 16 – 36 – 56 – 76 – 96; Mậu Thìn ứng với các số đuôi sau: 08 – 28 – 48 -68 - 88; Canh Thìn ứng với các ố đuôi sau: 00 – 20 -40 – 60 – 80; Nhâm Thìn ứng với các đuôi số trong bảng Can chi 12– 32– 52 – 72 – 92;
Các đuôi số trên là đuôi số của Thìn trong bảng Can – Chi, và theo "Tam hợp" Tý – Thìn - Thân thì chúng hợp với nhau là bởi vì đuôi số của các năm Tý và Thân cũng đều là tất cả các số trên. Năm 2024 là năm Giáp Thìn, cứ 12 năm là một Giáp, thì đến năm Thìn tiếp theo sẽ là năm Bính Thìn 2036, và theo một vòng "Lục thập hoa giáp" (60 năm) thì đến năm 2084 sẽ là năm Giáp Thìn.