Hơn 170 công ty, doanh nghiệp quốc phòng từ 30 quốc gia trên thế giới và các bộ, ngành trong nước đã tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam được tổ chức tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 8 đến 10/12.
Trong ảnh là các loại đạn pháo trưng bày tại gian hàng của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga (Rosoboronexport). Dãy sau là đạn cho lựu pháo 152 mm, 122 mm, 130 mm và pháo tự động 57 mm.
Hàng phía trước là các loại đạn cho pháo 125 mm trên xe tăng T-64/72/80/90 và pháo 115 mm của xe tăng T-62.
Hơn 170 công ty, doanh nghiệp quốc phòng từ 30 quốc gia trên thế giới và các bộ, ngành trong nước đã tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam được tổ chức tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, từ ngày 8 đến 10/12.
Trong ảnh là các loại đạn pháo trưng bày tại gian hàng của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga (Rosoboronexport). Dãy sau là đạn cho lựu pháo 152 mm, 122 mm, 130 mm và pháo tự động 57 mm.
Hàng phía trước là các loại đạn cho pháo 125 mm trên xe tăng T-64/72/80/90 và pháo 115 mm của xe tăng T-62.
Mô hình tàu hộ vệ tên lửa SIGMA được tập đoàn Damen của Hà Lan giới thiệu tại triển lãm. SIGMA ứng dụng công nghệ đóng tàu module nhằm cho ra đời những chiến hạm có kích thước và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu từng quốc gia.
Các lớp tàu SIGMA được phân biệt bằng chiều dài và chiều rộng, trong đó nhỏ nhất là SIGMA 9113 dài 91 m, rộng 13 m và có lượng giãn nước 1.700 tấn, trong khi biến thể lớn nhất là SIGMA 10514 dài 105 m, rộng 14 m và có lượng giãn nước 2.600 tấn.
Do quá trình vận chuyển khí tài quân sự thường phức tạp và tốn kém, đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực như vận tải cơ hoặc tàu chở hàng, trong khi không gian trưng bày hạn chế, các tập đoàn quốc phòng ít khi mang khí tài thật đến triển lãm ở nước ngoài, đặc biệt là với các khí tài cỡ lớn.
Các tập đoàn thường sử dụng mô hình và trình chiếu hình ảnh minh họa, giúp người xem có cái nhìn tổng quan về các loại khí tài mà họ giới thiệu.
Mô hình tàu hộ vệ tên lửa SIGMA được tập đoàn Damen của Hà Lan giới thiệu tại triển lãm. SIGMA ứng dụng công nghệ đóng tàu module nhằm cho ra đời những chiến hạm có kích thước và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu từng quốc gia.
Các lớp tàu SIGMA được phân biệt bằng chiều dài và chiều rộng, trong đó nhỏ nhất là SIGMA 9113 dài 91 m, rộng 13 m và có lượng giãn nước 1.700 tấn, trong khi biến thể lớn nhất là SIGMA 10514 dài 105 m, rộng 14 m và có lượng giãn nước 2.600 tấn.
Do quá trình vận chuyển khí tài quân sự thường phức tạp và tốn kém, đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực như vận tải cơ hoặc tàu chở hàng, trong khi không gian trưng bày hạn chế, các tập đoàn quốc phòng ít khi mang khí tài thật đến triển lãm ở nước ngoài, đặc biệt là với các khí tài cỡ lớn.
Các tập đoàn thường sử dụng mô hình và trình chiếu hình ảnh minh họa, giúp người xem có cái nhìn tổng quan về các loại khí tài mà họ giới thiệu.
Mô hình xe chở đạn kiêm bệ phóng của hệ thống phòng không tầm trung SPYDER-MR (trái) và tầm ngắn SPYDER-SR của tập đoàn Rafael, Israel.
Các phiên bản của tổ hợp SPYDER đều sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, nhưng đạn của hệ thống SPYDER-MR đạt tầm bắn 35 km, so với 15 km của SPYDER-SR, nhờ trang bị tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn.
Python-5 là một trong những mẫu tên lửa đối không hiện đại nhất trong biên chế quân đội Israel, trong khi đạn Derby được phát triển trên cơ sở dòng Python-4.
Mô hình xe chở đạn kiêm bệ phóng của hệ thống phòng không tầm trung SPYDER-MR (trái) và tầm ngắn SPYDER-SR của tập đoàn Rafael, Israel.
Các phiên bản của tổ hợp SPYDER đều sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, nhưng đạn của hệ thống SPYDER-MR đạt tầm bắn 35 km, so với 15 km của SPYDER-SR, nhờ trang bị tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn.
Python-5 là một trong những mẫu tên lửa đối không hiện đại nhất trong biên chế quân đội Israel, trong khi đạn Derby được phát triển trên cơ sở dòng Python-4.
Các phiên bản tên lửa chống tăng dẫn đường Spike được tập đoàn Rafael mang đến sự kiện. Spike là họ tên lửa dẫn đường chuyên chống tăng và bộ binh, được trang bị đầu nổ HEAT liều kép để đối phó xe thiết giáp trang bị giáp phản ứng nổ hoặc mục tiêu kiên cố. Loại tên lửa này có thể được khai hỏa từ trực thăng, phương tiện cơ giới, tàu chiến hoặc bệ phóng do kíp bộ binh mang vác.
Phiên bản lớn và có tầm bắn xa nhất hiện nay là Spike NLOS với tầm bắn 32 km khi phóng từ mặt đất và 50 km nếu khai hỏa từ trực thăng bay cao.
Spike NLOS có thể diệt mục tiêu theo chế độ "bắn và quên" hoặc được trắc thủ điều khiển trực tiếp sau khi phóng. Trong chế độ "bắn và quên", kíp điều khiển sẽ khóa mục tiêu trong tầm nhìn và tên lửa tự lao đến đích.
Ở chế độ thứ hai, quả đạn phóng đến khu vực nghi ngờ, sau đó truyền hình ảnh từ đầu dò quang - điện tử về trắc thủ qua đường truyền dữ liệu không dây. Tính năng này cho phép trắc thủ nhận diện và công kích mục tiêu với độ chính xác rất cao, cũng như hủy bỏ cuộc tấn công khi có lệnh.
Các phiên bản tên lửa chống tăng dẫn đường Spike được tập đoàn Rafael mang đến sự kiện. Spike là họ tên lửa dẫn đường chuyên chống tăng và bộ binh, được trang bị đầu nổ HEAT liều kép để đối phó xe thiết giáp trang bị giáp phản ứng nổ hoặc mục tiêu kiên cố. Loại tên lửa này có thể được khai hỏa từ trực thăng, phương tiện cơ giới, tàu chiến hoặc bệ phóng do kíp bộ binh mang vác.
Phiên bản lớn và có tầm bắn xa nhất hiện nay là Spike NLOS với tầm bắn 32 km khi phóng từ mặt đất và 50 km nếu khai hỏa từ trực thăng bay cao.
Spike NLOS có thể diệt mục tiêu theo chế độ "bắn và quên" hoặc được trắc thủ điều khiển trực tiếp sau khi phóng. Trong chế độ "bắn và quên", kíp điều khiển sẽ khóa mục tiêu trong tầm nhìn và tên lửa tự lao đến đích.
Ở chế độ thứ hai, quả đạn phóng đến khu vực nghi ngờ, sau đó truyền hình ảnh từ đầu dò quang - điện tử về trắc thủ qua đường truyền dữ liệu không dây. Tính năng này cho phép trắc thủ nhận diện và công kích mục tiêu với độ chính xác rất cao, cũng như hủy bỏ cuộc tấn công khi có lệnh.
Mô hình Cột ăng ten vô tuyến tích hợp thống nhất (UNICORN) và tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami trang bị hệ thống này của Nhật Bản.
UNICORN là cấu trúc hình trụ được tích hợp nhiều đài radar, thông tin liên lạc và đường truyền dữ liệu, hiện được trang bị cho tàu hộ vệ JS Mogami mới nhất của Nhật Bản. Việc tích hợp nhiều ăng ten vô tuyến vào cấu trúc thống nhất được bao bọc giúp giảm đáng kể diện tích phản xạ radar của chiến hạm.
Mô hình Cột ăng ten vô tuyến tích hợp thống nhất (UNICORN) và tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami trang bị hệ thống này của Nhật Bản.
UNICORN là cấu trúc hình trụ được tích hợp nhiều đài radar, thông tin liên lạc và đường truyền dữ liệu, hiện được trang bị cho tàu hộ vệ JS Mogami mới nhất của Nhật Bản. Việc tích hợp nhiều ăng ten vô tuyến vào cấu trúc thống nhất được bao bọc giúp giảm đáng kể diện tích phản xạ radar của chiến hạm.
Mô hình kích thước 1:1 của tên lửa phòng không tầm trung Akash do Ấn Độ sản xuất.
Hệ thống phòng không Akash được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động ba tọa độ Rajenda, có thể bám bắt 64 mục tiêu cùng lúc và điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 12 mục tiêu trong số đó. Các quả đạn có tầm bắn khoảng 40 km, được tối ưu cho nhiệm vụ đánh chặn tiêm kích và tên lửa hành trình đối phương.
Mô hình kích thước 1:1 của tên lửa phòng không tầm trung Akash do Ấn Độ sản xuất.
Hệ thống phòng không Akash được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động ba tọa độ Rajenda, có thể bám bắt 64 mục tiêu cùng lúc và điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 12 mục tiêu trong số đó. Các quả đạn có tầm bắn khoảng 40 km, được tối ưu cho nhiệm vụ đánh chặn tiêm kích và tên lửa hành trình đối phương.
Gian trưng bày của liên doanh BrahMos, với các mô hình thể hiện tên lửa diệt hạm BrahMos cùng những nền tảng phóng như tàu chiến, tiêm kích và bệ mặt đất.
Gian trưng bày của liên doanh BrahMos, với các mô hình thể hiện tên lửa diệt hạm BrahMos cùng những nền tảng phóng như tàu chiến, tiêm kích và bệ mặt đất.
Mô hình tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ mang tên lửa BrahMos phóng từ máy bay nguyên bản (giữa) và hai quả đạn BrahMos-NG dưới cánh.
BrahMos có tốc độ tối đa 3.700 km/giờ, gấp 3 lần âm thanh, được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" nhanh nhất thế giới. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng 200-300 kg, hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động, cũng như hiệu chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/IRNSS.
Phiên bản BrahMos-NG được thu nhỏ kích thước và giảm diện tích phản xạ radar, nhưng vẫn duy trì uy lực của mẫu tên lửa nguyên bản.
Mô hình tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ mang tên lửa BrahMos phóng từ máy bay nguyên bản (giữa) và hai quả đạn BrahMos-NG dưới cánh.
BrahMos có tốc độ tối đa 3.700 km/giờ, gấp 3 lần âm thanh, được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" nhanh nhất thế giới. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng 200-300 kg, hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động, cũng như hiệu chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/IRNSS.
Phiên bản BrahMos-NG được thu nhỏ kích thước và giảm diện tích phản xạ radar, nhưng vẫn duy trì uy lực của mẫu tên lửa nguyên bản.
Mô hình tiêm kích hạng nhẹ F-16 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
F-16 được phát triển từ những năm 1970 và trải qua nhiều đợt cải tiến từ đó đến nay, xuất hiện trong lực lượng không quân Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.121 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay tối đa 18.000 m với tầm hoạt động 546 km. Tiêm kích được trang bị một pháo 6 nòng 20 mm, 11 giá treo có thể mang theo 7,7 tấn vũ khí.
Phiên bản F-16 Block 70 mới nhất được ra mắt tại Triển lãm hàng không Singapore năm 2012. Điểm nổi bật của biến thể này là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83, sử dụng nhiều công nghệ từ radar tiêm kích tàng hình F-22 và F-35.
Mô hình tiêm kích hạng nhẹ F-16 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
F-16 được phát triển từ những năm 1970 và trải qua nhiều đợt cải tiến từ đó đến nay, xuất hiện trong lực lượng không quân Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.121 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay tối đa 18.000 m với tầm hoạt động 546 km. Tiêm kích được trang bị một pháo 6 nòng 20 mm, 11 giá treo có thể mang theo 7,7 tấn vũ khí.
Phiên bản F-16 Block 70 mới nhất được ra mắt tại Triển lãm hàng không Singapore năm 2012. Điểm nổi bật của biến thể này là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83, sử dụng nhiều công nghệ từ radar tiêm kích tàng hình F-22 và F-35.
Máy bay vận tải đa dụng L-410NG được công ty quốc phòng Omnipol, Cộng hòa Czech, trưng bày ngoài trời.
Một đại diện của Omnipol nói với VnExpress tại triển lãm rằng hãng mang phi cơ thật đến dự triển lãm tại Việt Nam do đang thực hiện hành trình biểu diễn ở châu Á.
Máy bay vận tải đa dụng L-410NG được công ty quốc phòng Omnipol, Cộng hòa Czech, trưng bày ngoài trời.
Một đại diện của Omnipol nói với VnExpress tại triển lãm rằng hãng mang phi cơ thật đến dự triển lãm tại Việt Nam do đang thực hiện hành trình biểu diễn ở châu Á.
Mô hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M "Proryv-3" bên cạnh máy bay trinh sát không người lái Orlan-10, cùng các phiên bản súng trường AK treo trên tường tại gian hàng của Rosoboronexport.
Mô hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M "Proryv-3" bên cạnh máy bay trinh sát không người lái Orlan-10, cùng các phiên bản súng trường AK treo trên tường tại gian hàng của Rosoboronexport.
Ảnh: Vũ Anh