Mới đây, người phụ nữ họ Chu sống ở quận Sa Bình Bá (Trùng Khánh, Trung Quốc) đã nấu món mầm tỏi xào thịt cho bữa tối. Cô và chồng, anh Khổng, ăn xong thì nhập viện với triệu chứng nghiêm trọng bất thường. Một món tưởng chừng đơn giản thường có của mọi nhà, tại sao lại khiến họ ra nông nỗi này?

Sau khi bình phục trong bệnh viện, Chu nói với phóng viên rằng hôm xảy ra sự cố, hai vợ chồng tan làm khá trễ nên không kịp đi chợ mua rau. Hơn nữa họ cũng muốn tiết kiệm cho dịp tết Nguyên đán sắp tới nên không thường xuyên đi siêu thị, vì mỗi lần đi là một lần tốn kém.

Chu nhớ phần đất sau nhà có mọc mấy cây tỏi, thế là cô đã ra cắt ít mầm tỏi mang về xào thịt.

bc28327fcdcd978d13c61c8685e51822noop-1117-1706880771669-1706880771880308150785.jpg

Người phụ nữ họ Chu kết lại sự tình với phóng viên

79fbed71c8ef4b5f93fedf74684a3da0noop-1117-1706880772625-1706880772743988769380.jpg

"Mầm tỏi" mọc sau nhà của Chu

Trong quá trình xào nấu và thưởng thức sau đó, Chu cũng cảm thấy lạ vì mầm tỏi không có mùi hăng vốn có. Nhưng nghĩ rằng do mọc dại trên đất cằn cỗi nên tỏi không được ngon. Hơn nữa hai vợ chồng cũng khá đói sau một ngày đi làm mệt mỏi nên bữa tối cũng được xử lý rất nhanh.

Hai vợ chồng ăn tối xong chưa được bao lâu thì cùng đau bụng dữ dội, nôn mửa không ngừng. Cảm thấy tình trạng nghiêm trọng, anh Khổng đã gọi cấp cứu, hai vợ chồng nhờ vậy mà nhanh chóng được đưa vào bệnh viện kịp thời.

Thông qua kiểm tra, hai vợ chồng được xác nhận là bị ngộ độc thức ăn, mà độc này lại đến từ những mầm tỏi Chu hái sau nhà.

Được biết, có một loại thực vật với củ và lá tương tự như mầm lá của củ tỏi. Đó chính là tỏi trời tỏa, danh pháp khoa học: Lycoris radiata , hay còn được gọi với cái tên rất nhiều người biết đến chính là bỉ ngạn.

Bỉ ngạn là một loài hoa mọc trên đồi, bên bờ sông, ven đường đi, ngoài bờ ruộng hay rất nhiều bên trong nghĩa địa. Củ của loài cây này thì lại rất độc bởi trong nó có chứa lycorine – chất gây nên các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn phải.

67a4f5136ead3876846dd0d5f1eac9fenoop-1117-1706880773296-17068807733741301116.jpg

Theo đó phần mầm lá mọc gần với củ cũng chứa một ít chất lycorine, và đây chính là nguyên nhân khiến hai vợ chồng Chu đau bụng dữ dội phải đi cấp cứu.

Cảnh sát cũng đã kiểm tra phần đất phía sau nhà Chu, thật sự phát hiện vài cây có củ trông rất giống với mầm tỏi thường được dùng để xào nấu hàng ngày.

Vậy làm sao để phân biệt được mầm bỉ ngạn và mầm tỏi?

ipiccyimage1-1117-1706880773872-1706880773977605607924.jpg

Củ và hoa bỉ ngạn (tỏi trời tỏa)

Thật ra, mặc dù lá cây tỏi và lá bỉ ngạn khá giống nhau nhưng về hình dáng cũng có chút khác biệt. Ví dụ phần đầu củ bỉ ngạn lớn hơn nhiều so với đầu củ tỏi. Hơn nữa, mầm lá bỉ ngạn cũng không có hương vị hăng đặc trưng của mầm tỏi.

Theo các bác sĩ, củ tỏi trời tỏa, tức củ bỉ ngạn khá phổ biến trong tự nhiên hoang dã, mặc dù có độc tính nhất định nhưng nó cũng là một loại thuốc. Do đó cần phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, chủ yếu dùng để điều trị các chứng như nôn mửa. Bác sĩ còn nhắc nhở người dân rằng nếu không biết rõ về thực vật hoang dã thì tốt nhất không nên hái và ăn chúng để tránh hiểm họa khôn lường.

Nguồn: Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022