Được biết, giải tỏa mặt bằng luôn đi kèm với đền bù. Khu vực xung quanh ai cũng đồng ý di dời, riêng mỗi nhà của cậu bé này một mực muốn ở lại, không màng đến khoản bồi thường. Có phải vì chê ít tiền? Hay có lý do nào khác?

1. Đứa trẻ tội nghiệp

Cậu bé 15 tuổi này tên là Trương Tấn Nguyên, sống trong một ngôi nhà rất cũ ở Thái Nguyên (Sơn Tây, Trung Quốc). Vào năm 2014, chính quyền thành phố tiến hành cải tạo khu vực địa phương.

Cùng với việc tái thiết đô thị, nơi này đương nhiên bị phá bỏ, người dân biết chuyện rất vui mừng vì mỗi hộ có thể được cấp một căn nhà mới và tiền bồi thường.

photo-8-1703513909610338967024-1703549895923-1703549896181736586824.jpg

Trương Tấn Nguyên (15 tuổi, tính vào thời điểm năm 2014)

photo-7-1703513908723639050365-1703549896659-17035498967691165352831.jpg

Ngôi nhà của cậu bé Trương Tấn Nguyên

Căn nhà cũ kỹ tồn tại giữa công trường hoang tàn đã trở thành điểm bàn luận của cả thành phố. Họ gọi nhà Trương Tấn Nguyên là “căn nhà đinh” cứng đầu!

Sự việc thu hút nhiều sự chú ý của phóng viên, họ tiếp cận để xem chuyện gì đang xảy ra, tại sao một cậu bé 15 tuổi lại đứng ra từ chối khoản bồi thường vô cùng hời của chính quyền?

Phóng viên đã rất ngạc nhiên khi đến thăm hỏi nhà Trương Tấn Nguyên. Cậu bé nói chuyện rất lễ phép, thái độ lịch sự và gia giáo. Tuy nhiên, phóng viên cũng rất lo lắng khi nhìn thấy hoàn cảnh sống của em trong ngôi nhà cũ, đồ đạc chẳng có thứ gì quý giá.

photo-6-17035139076911573571492-1703549897470-1703549897574914262431.jpg

Đang phỏng vấn, phóng viên đột nhiên nghe được giọng nói yếu ớt của một người phụ nữ. Cậu bé lập tức chạy vào trong, để lại nhiều gương mặt khó hiểu tại phòng khách đơn sơ.

Một người hàng xóm họ Lục đã kể lại sự việc. Hóa ra, Trương Tấn Nguyên sống cùng mẹ bị bị liệt do một tai nạn trước đó.

Vốn dĩ lúc đó bố vẫn là trụ cột gia đình, dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn có thể xoay xở được. Không ngờ, bất hạnh lại ập đến, cách đây mấy năm, bố lâm bệnh rồi qua đời vì không có tiền chữa bệnh, để lại hai mẹ con nương tựa vào nhau.

photo-5-1703513906683276651869-1703549898033-170354989817953670492.jpg

Mẹ của Trương Tấn Nguyên

Mẹ của Trương Tấn Nguyên cũng gặp vấn đề về tâm thần vì không thể chịu đựng được sự thật.

Trương Tấn Nguyên lo toan mọi việc trong gia đình và cả chuyện học hành. Một đứa trẻ 15 tuổi thế mà đã phải chịu đựng cảnh này suốt 4 năm.

2. Sự thật rơi nước mắt

Chị Lục cũng cho biết, mọi người đều biết hoàn cảnh nhà cậu bé rất đáng thương nên hàng ngày đều có người đến thăm hỏi và mang đồ ăn cho em.

“Tuy biết bọn họ đáng thương nhưng cũng chỉ có thể làm như vậy”, chị Lục nói.

Phóng viên nghe mà không khỏi chua xót trong lòng, nhìn Trương Tấn Nguyên đang nấu nướng trong nhà.

photo-4-1703513905787272790693-1703549899675-17035498997901160965022.jpg

Chị Lục, hàng xóm của nhà Trương Tấn Nguyên

Phóng viên còn hỏi chị Lục rằng: “Nếu gia cảnh đã khó khăn, vậy tại sao không di dời để nhận bồi thường? Có nhà mới, còn có thêm tiền trang trải cuộc sống, chữa bệnh cho mẹ”.

Chị Lục nói: “Không phải không muốn chuyển, mà là muốn chuyển cũng không được. Hai mẹ con thật sự rất khốn khổ, chẳng có điều tốt đẹp nào xảy ra với họ”.

Hóa ra ngôi nhà mà Trương Tấn Nguyên và mẹ đang ở là do chỗ làm cũ của bố mẹ cấp cho. Khi đó nhà máy hỗ trợ mua nhà cho công nhân, giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Dù thấp hơn rất nhiều nhưng đây vẫn là một khoản tiền khổng lồ đối với gia đình Trương Tấn Nguyên. Bố vẫn cảm thấy với số tiền tiết kiệm hiện tại, việc mua nhà là ngoài tầm tay.

Nhưng thấy vợ sắp sinh, việc có nhà riêng là rất quan trọng nên anh đã đến bàn bạc với sếp và nói rằng không muốn nhận hạn mức trợ cấp mua nhà. Xem họ có thể được nhận một căn nhà trong nhà máy để ở không. Vì hai vợ chồng đều là nhân viên lâu năm nên lãnh đạo đã đồng ý cấp cho họ một căn nhà cũ.

Nhưng điều hai vợ chồng không biết là ngôi nhà phải có giấy chứng nhận bất động sản để chứng minh nó thuộc quyền sở hữu của họ.

photo-3-1703513904505579471314-1703549900534-17035499006501308036439.jpg

Lúc đó hai người đang đắm chìm trong niềm vui có được nhà nên không để ý nhiều đến giấy tờ nhà đất, sau này nhà máy đóng cửa, bố cũng qua đời, việc xin cấp giấy chứng nhận bất động sản lại càng khó khăn hơn.

Trước đó, Trương Tấn Nguyên đã làm thủ tục theo gợi ý của hàng xóm, nhưng khi các bộ phận liên quan yêu cầu cung cấp bằng chứng thì em không xuất trình được.

Nhà máy đã đóng cửa, cha mất, mẹ không nói được, Trương Tấn Nguyên chỉ là một đứa trẻ 15 tuổi, em có thể làm được gì?

Sau khi biết được nguyên nhân, các phóng viên quyết định ra tay giúp đỡ. Đầu tiên là báo cáo sự việc để nhiều người biết hơn, đồng thời thu hút sự chú ý của các bộ phận liên quan.

Khi các bộ phận liên quan biết được chuyện, họ lập tức phối hợp và sắp xếp cho gia đình Trương Tấn Nguyên vào một căn nhà vừa túi tiền. Hành động này vừa có thể giúp đỡ hai mẹ con đang trong cảnh khó khăn, vừa giúp công việc tái thiết đô thị được diễn ra suôn sẻ hơn.

Khi biết mình có thể chuyển đến nhà mới và không còn phải sống vất vả ở nhà cũ, Trương Tấn Nguyên đã khóc. Em khóc, một tay chùi đi những giọt nước mắt, miệng nở nụ cười chua xót mà một đứa trẻ 15 tuổi không nên có.

photo-2-17035139034951549814323-1703549901163-1703549901283517642811.jpg
photo-1-17035139020521902114713-1703549901787-1703549901909765772367.jpg

Trương Tấn Nguyên chăm sóc mẹ ở nhà mới

Ai cũng hy vọng Trương Tấn Nguyên có thể mỉm cười đối mặt với cuộc sống và không bị khuất phục trước khó khăn trước mắt. Chỉ cần nỗ lực, nhất định có thể vượt qua!

Nguồn: Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022