bef0-cbeee6c30d1016257564b0fa74c-1669438090.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rMx2Ha4RGG-AK7EaNX5G3g

Trang trại chăn nuôi lợn 26 tầng của công ty Trung Tân Khai Duy ở ngoại ô thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 28/10.

Đây là trang trại nuôi lợn xây dựng kiểu tòa nhà đơn lập lớn nhất thế giới, với công suất giết mổ 1,2 triệu con lợn mỗi năm, theo Guardian.

Trang trại bắt đầu sản xuất từ tháng 10, khi công ty Trung Tân Khai Duy đưa 3.700 con lợn đầu tiên vào chăn nuôi.

Trang trại chăn nuôi lợn 26 tầng của công ty Trung Tân Khai Duy ở ngoại ô thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, ngày 28/10.

Đây là trang trại nuôi lợn xây dựng kiểu tòa nhà đơn lập lớn nhất thế giới, với công suất giết mổ 1,2 triệu con lợn mỗi năm, theo Guardian.

Trang trại bắt đầu sản xuất từ tháng 10, khi công ty Trung Tân Khai Duy đưa 3.700 con lợn đầu tiên vào chăn nuôi.

904c-0f20cc9270f04e063dda45597a9-1669438104.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bXH83Veoy5TSwLCnQHBuiA

Lợn trong trang trại được cho ăn qua hệ thống máng tự động.

Trung Tân Khai Duy là doanh nghiệp chuyên sản xuất xi măng, mới tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi lợn. Công ty có nhiều nhà máy xi măng ở các tỉnh như Hồ Bắc và Hà Nam. Một trong số đó là nhà máy xi măng Tân Thế Kỷ Hồ Bắc, nằm cạnh trang trại lợn mới.

Ban đầu, công ty định đầu tư sản xuất thực phẩm ăn liền, nhưng đổi ý sau khi ngành xi măng và xây dựng Trung Quốc suy giảm.

Kim Lâm, tổng giám đốc công ty, cho hay Trung Tân Khai Duy nhìn nhận nông nghiệp hiện đại là lĩnh vực triển vọng, cơ hội sử dụng nguồn vật liệu xây dựng sẵn có để xây trang trại lợn.

Lợn trong trang trại được cho ăn qua hệ thống máng tự động.

Trung Tân Khai Duy là doanh nghiệp chuyên sản xuất xi măng, mới tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi lợn. Công ty có nhiều nhà máy xi măng ở các tỉnh như Hồ Bắc và Hà Nam. Một trong số đó là nhà máy xi măng Tân Thế Kỷ Hồ Bắc, nằm cạnh trang trại lợn mới.

Ban đầu, công ty định đầu tư sản xuất thực phẩm ăn liền, nhưng đổi ý sau khi ngành xi măng và xây dựng Trung Quốc suy giảm.

Kim Lâm, tổng giám đốc công ty, cho hay Trung Tân Khai Duy nhìn nhận nông nghiệp hiện đại là lĩnh vực triển vọng, cơ hội sử dụng nguồn vật liệu xây dựng sẵn có để xây trang trại lợn.

3dad-634d7f79d9947ae37987294e7ba-1669438146_1669451220.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ayPriZ-Oq4qLJ-7bnVc7tw

Trang trại gồm hai tòa nhà. Đằng sau tòa thứ nhất là một tòa tương tự sắp hoàn công. Khi vận hành hết công suất, hai tòa nhà sẽ cung cấp diện tích chăn nuôi 800.000 m2, sức chứa 650.000 con lợn.

Trang trại có vốn đầu tư 4 tỷ nhân dân tệ (gần 558 triệu USD), trang bị hệ thống kiểm soát khí đốt, nhiệt độ và thông gió, cho ăn tự động với hơn 30.000 máng ăn được điều khiển từ phòng trung tâm.

Công ty cho hay chất thải chăn nuôi sẽ được xử lý và dùng làm khí đốt sinh học để phát điện và đun nước nóng trong trang trại. Công nhân sẽ phải qua nhiều vòng khử trùng và xét nghiệm trước khi tiến vào làm việc và không thể rời khỏi trang trại cho đến ca nghỉ tiếp theo.

Trang trại gồm hai tòa nhà. Đằng sau tòa thứ nhất là một tòa tương tự sắp hoàn công. Khi vận hành hết công suất, hai tòa nhà sẽ cung cấp diện tích chăn nuôi 800.000 m2, sức chứa 650.000 con lợn.

Trang trại có vốn đầu tư 4 tỷ nhân dân tệ (gần 558 triệu USD), trang bị hệ thống kiểm soát khí đốt, nhiệt độ và thông gió, cho ăn tự động với hơn 30.000 máng ăn được điều khiển từ phòng trung tâm.

Công ty cho hay chất thải chăn nuôi sẽ được xử lý và dùng làm khí đốt sinh học để phát điện và đun nước nóng trong trang trại. Công nhân sẽ phải qua nhiều vòng khử trùng và xét nghiệm trước khi tiến vào làm việc và không thể rời khỏi trang trại cho đến ca nghỉ tiếp theo.

0899-234e89e4c2699e2ce09d970e507-1669438110.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=moByR7AkWPMtO40ron2qNQ

Nhân viên kiểm tra hệ thống máy móc trong trang trại.

"Khoảng 30 năm trước, khi tôi nuôi lợn, chúng tôi chỉ nuôi hai hoặc ba con ở chuồng trong sân sau. Tôi nghe nói lợn nuôi ở đây chỉ cần vài tháng là xuất chuồng. Ngày trước, chúng tôi mất cả năm mới nuôi được một con. Nhưng tôi cho rằng đây sẽ là xu hướng trong tương lai vì công nghệ đã tiến bộ", một nông dân ngoài 50 tuổi sống ở ngôi làng phía bên kia đường, nói.

Tuy nhiên, ông lo lắng vì trang trại quá gần khu dân cư, có thể phát ra mùi khó chịu khi hoạt động hết công suất.

Nhân viên kiểm tra hệ thống máy móc trong trang trại.

"Khoảng 30 năm trước, khi tôi nuôi lợn, chúng tôi chỉ nuôi hai hoặc ba con ở chuồng trong sân sau. Tôi nghe nói lợn nuôi ở đây chỉ cần vài tháng là xuất chuồng. Ngày trước, chúng tôi mất cả năm mới nuôi được một con. Nhưng tôi cho rằng đây sẽ là xu hướng trong tương lai vì công nghệ đã tiến bộ", một nông dân ngoài 50 tuổi sống ở ngôi làng phía bên kia đường, nói.

Tuy nhiên, ông lo lắng vì trang trại quá gần khu dân cư, có thể phát ra mùi khó chịu khi hoạt động hết công suất.

76c5-3d54a75d98820765c985de83a9c-1669438116.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=szuZfBH4H1vBvQFp8iAt_g

Phòng điều khiển trung tâm, có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, việc cho ăn và bơm nước của từng tầng. Họ cũng có thể kiểm tra tình trạng của chuồng lợn thông qua camera độ nét cao.

Trung Quốc không ngừng nâng cao sản lượng chăn nuôi lợn. Quốc gia này tiêu thụ 1/2 lượng thịt lợn của thế giới, sau khi mất 100 triệu con lợn vì dịch tả lợn châu Phi (ASF) từ năm 2018 đến 2020.

Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc ra chính sách cho phép xây dựng cơ sở chăn nuôi cao tầng. Chính sách này được các nhà đầu tư hoan nghênh vì theo họ, mô hình chăn nuôi cao tầng hiệu quả hơn, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

Phòng điều khiển trung tâm, có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, việc cho ăn và bơm nước của từng tầng. Họ cũng có thể kiểm tra tình trạng của chuồng lợn thông qua camera độ nét cao.

Trung Quốc không ngừng nâng cao sản lượng chăn nuôi lợn. Quốc gia này tiêu thụ 1/2 lượng thịt lợn của thế giới, sau khi mất 100 triệu con lợn vì dịch tả lợn châu Phi (ASF) từ năm 2018 đến 2020.

Năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc ra chính sách cho phép xây dựng cơ sở chăn nuôi cao tầng. Chính sách này được các nhà đầu tư hoan nghênh vì theo họ, mô hình chăn nuôi cao tầng hiệu quả hơn, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

1105-0ec2a1b0f88822454e575413c36-1669438120.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FJcalTP3I4CqYs0QRSx-Wg

Chuồng lợn với các thiết bị tự động.

"So với phương thức chăn nuôi truyền thống, trang trại lợn cao tầng thông minh hơn, mức độ tự động hóa và an toàn sinh học cao. Đồng thời, còn có lợi thế tiết kiệm tài nguyên đất", Zhu Zengyong, giáo sư Viện Khoa học Động vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, nói.

Ông cho hay các trang trại chăn nuôi cao tầng phổ biến hơn từ khi dịch ASF bùng phát. Riêng tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, tính đến năm 2020, đã có 64 trang trại cao tầng được lên kế hoạch xây dựng hoặc đang xây dựng.

"Ngành chăn nuôi lợn đang hướng đến một tương lai thông minh và tự động hóa cao, kéo theo tiêu chuẩn với nông dân chăn nuôi lợn sẽ cao hơn", ông nhận định.

Chuồng lợn với các thiết bị tự động.

"So với phương thức chăn nuôi truyền thống, trang trại lợn cao tầng thông minh hơn, mức độ tự động hóa và an toàn sinh học cao. Đồng thời, còn có lợi thế tiết kiệm tài nguyên đất", Zhu Zengyong, giáo sư Viện Khoa học Động vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, nói.

Ông cho hay các trang trại chăn nuôi cao tầng phổ biến hơn từ khi dịch ASF bùng phát. Riêng tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, tính đến năm 2020, đã có 64 trang trại cao tầng được lên kế hoạch xây dựng hoặc đang xây dựng.

"Ngành chăn nuôi lợn đang hướng đến một tương lai thông minh và tự động hóa cao, kéo theo tiêu chuẩn với nông dân chăn nuôi lợn sẽ cao hơn", ông nhận định.

31bb-bae383815b25baa47b08a2ebfc4-1669438129.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fnqUbhfFa2-P68kAVt2oFA

Nhân viên kiểm tra thiết bị trong trang trại.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các trang trại thâm canh quy mô lớn làm tăng khả năng bùng phát dịch lớn hơn.

"Các cơ sở chăn nuôi lợn thâm canh có thể làm giảm tương tác giữa động vật hoang dã và thuần hóa cũng như khả năng lây bệnh. Nhưng nếu dịch bệnh xâm nhập vào bên trong những cơ sở này, chúng có thể lây lan như cháy rừng", Matthew Hayek, trợ lý giáo sư nghiên cứu môi trường tại Đại học New York, nói.

"Tôi đã nghe nhiều báo cáo về 'an toàn sinh học', 'hiệu quả', 'tính bền vững'. Chúng tôi cũng đã nghe nhiều câu chuyện tương tự tại các cơ sở chăn nuôi trong nhà ở Mỹ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy những cơ sở này đem lại lợi ích trên thực tế", ông nói.

Nhân viên kiểm tra thiết bị trong trang trại.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các trang trại thâm canh quy mô lớn làm tăng khả năng bùng phát dịch lớn hơn.

"Các cơ sở chăn nuôi lợn thâm canh có thể làm giảm tương tác giữa động vật hoang dã và thuần hóa cũng như khả năng lây bệnh. Nhưng nếu dịch bệnh xâm nhập vào bên trong những cơ sở này, chúng có thể lây lan như cháy rừng", Matthew Hayek, trợ lý giáo sư nghiên cứu môi trường tại Đại học New York, nói.

"Tôi đã nghe nhiều báo cáo về 'an toàn sinh học', 'hiệu quả', 'tính bền vững'. Chúng tôi cũng đã nghe nhiều câu chuyện tương tự tại các cơ sở chăn nuôi trong nhà ở Mỹ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy những cơ sở này đem lại lợi ích trên thực tế", ông nói.

11e7-c947e60639b7b39d37b36ae9e91-1669438132.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WqCw5imaa9KqWH-ayoNfAw

Thang máy tải trọng 10 tấn trong trang trại.

Dirk Pfeiffer, giáo sư trưởng khoa One Health, Đại học Thành phố Hong Kong, đồng ý với nhận định của Hayek.

"Mật độ động vật càng cao, nguy cơ lây lan và khuếch tán mầm bệnh truyền nhiễm cũng như nguy cơ phát sinh đột biến càng cao", ông nói. "Còn một câu hỏi quan trọng hơn là loại hình sản xuất này có phù hợp với xu hướng cắt giảm tiêu thụ thịt hay không, khi cân nhắc tới mối đe dọa không thể tránh khỏi do biến đổi khí hậu".

Thang máy tải trọng 10 tấn trong trang trại.

Dirk Pfeiffer, giáo sư trưởng khoa One Health, Đại học Thành phố Hong Kong, đồng ý với nhận định của Hayek.

"Mật độ động vật càng cao, nguy cơ lây lan và khuếch tán mầm bệnh truyền nhiễm cũng như nguy cơ phát sinh đột biến càng cao", ông nói. "Còn một câu hỏi quan trọng hơn là loại hình sản xuất này có phù hợp với xu hướng cắt giảm tiêu thụ thịt hay không, khi cân nhắc tới mối đe dọa không thể tránh khỏi do biến đổi khí hậu".

Hồng Hạnh (Ảnh: Xinhua)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022