Tối 16/9, em gái út của cố nhạc sĩ ủy quyền cho người đại diện thông báo tro cốt ông sẽ được đưa về nhà trên đường Nguyễn Lâm, quận 10 (TP HCM) ngày 16/11. Nơi đây nhạc sĩ Lam Phương từng sống nhưng rời đi từ 47 năm trước. Ngày 17/11, lễ cúng diễn ra tại chùa Giác Ngộ (quận 10) trước khi tro cốt được đưa đi chôn cất tại Nghĩa trang An Viên, Bình Dương vào sáng 20/11.

-1670-1663330738.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xwqFZdqytpxssxLMlKA9rw

Cố nhạc sĩ Lam Phương thời gian sống ở nước ngoài. Ảnh: Gia đình nhạc sĩ cung cấp

Đại diện gia đình cho biết sinh thời nhạc sĩ mong được trở về quê hương một lần kể từ khi sang nước ngoài sống năm 1975. Những năm tháng cuối đời ông liệt nửa người, phải ngồi xe lăn nên không thể thực hiện ước nguyện. Khi ông mất, người thân từng muốn đưa tro cốt về Việt Nam nhưng Covid-19 còn phức tạp, đến nay mới làm.

che-linh-hat-thanh-pho-buon-1488000108.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7gUV6_F7Zjl6E2ZKFlzeTg
Chế Linh hát "Thành phố buồn"

Chế Linh hát "Thành phố buồn" - ca khúc giúp Lam Phương trở thành cái tên tiêu biểu của âm nhạc Sài Gòn giai đoạn 1954-1975. Video: YouTube

Ông qua đời ở tuổi 83 vào ngày 22/12/2020 sau thời gian chữa tai biến mạch máu não tại Fountain Valley, California, Mỹ.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/1937 ở Kiên Giang, là con đầu trong gia đình năm người con. Ông là tác giả âm nhạc tiêu biểu của Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975. Nhạc sĩ từng sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó có nhiều nhạc phẩm bất hủ, đến nay vẫn được nhiều người yêu thích gồm Thành phố buồn, Tình bơ vơ, Biển tình, Thao thức vì em, Cỏ úa, Kiếp nghèo...

Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Những năm bệnh tật, già yếu cuối đời, Lam Phương sống cùng gia đình em gái út ở Mỹ.

Tân Cao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022