Trao đổi với chúng tôi, TS.LS Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, ở Việt Nam có nền văn hóa Á Đông, tập quán trồng lúa nước nên tính cộng đồng trong xã hội rất cao.

Thêm vào đó là "chủ nghĩa lý lịch" vẫn còn in đậm trong tư duy của nhiều người. Nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng những đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ vi phạm pháp luật sẽ là những đứa trẻ hư, không ra gì! Rất nhiều bậc phụ huynh đã ngăn cản con cái mình khi biết con chơi với các bạn mà có cha mẹ đi tù.

Trẻ em cần được hỗ trợ về tâm lý

3129992924151452708312483929435446149577530n-1668242796425625174560-1668252574414-16682525744741764128688.jpg

Vụ án nghiêm trong xuất phát từ mâu thuẫn chuyện đất đai

"Một số người đánh đồng trách nhiệm của cha mẹ với trách nhiệm của con cái trong trường hợp cha mẹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Họ vi phạm pháp luật và đã phải trả giá bằng các hình phạt nghiêm khắc, nhưng kể cả khi đã được xóa án tích, con đường trở thành 'công dân bình thường' của họ cũng rất khó khăn bời rào cản của sự kỳ thị.

Thậm chí nghiêm trọng hơn nữa, khi gia đình có một người đi tù về thì có trường hợp nhà bị hàng xóm xa lánh. Đặc biệt, những đứa trẻ trong gia đình đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phân biệt đối xử, bị xấu hổ bởi sự trêu đùa từ bạn bè hay những lời nói ác ý của những người xung quanh. Đây là vấn đề đạo đức xã hội, là văn hóa giao tiếp ứng xử".

Vì vậy, theo luật sư, với những đứa trẻ có cha mẹ đang bị xử lý hình sự thì những người thân trong gia đình, chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, đặc biệt là hỗ trợ về mặt tâm lý. Mặt khác, những trẻ em đang học tập ở môi trường học đường thì giáo viên phải kịp thời nắm bắt tâm lý tư tưởng, kịp thời động viên và hỗ trợ các em vượt qua những biến cố trong gia đình.

Luật sư Cường rút ra từ những vụ việc thực tế, những đứa trẻ đó bị dồn nén về tâm lý, chịu đựng sự xa lánh, dè bỉu của xã hội nên rất dễ nổi cáu, có những phản ứng tự vệ thái quá. Khi bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị trêu trọc, thì những đứa trẻ đó rất dễ mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện hành vi tấn công trở lại một cách điên cuồng để tự vệ dẫn đến sự việc đôi khi trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, phân biệt đối xử, kỳ thị với những đứa trẻ có cha mẹ vi phạm pháp luật hình sự đó là hành vi thiếu văn minh, thiếu tình người và đó là những ngọn lửa nhỏ có thể trở thành đám lửa lớn để thiêu rụi tâm hồn, cảm xúc và tương lai của những đứa trẻ.

Để giúp đỡ, chia sẻ, động viên trẻ em khi gia đình xảy ra những biến cố nghiêm trọng khiến có người chết, có người đi tù thì rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ của cộng đồng, có sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và chính quyền địa phương.

"Những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, bạo lực đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như vậy cần phải lên án và xử lý nghiêm minh bằng những chế tài của pháp luật để xã hội công bằng hơn, văn minh và nhân văn hơn" , luật sư Cường nói.

3133571431013096306256818538156518758445060n-1668242796414697705016-1668252576381-16682525764441057043735.jpg

Phân biệt đối xử, kỳ thị với những đứa trẻ có cha mẹ vi phạm pháp luật hình sự đó là hành vi thiếu văn minh, thiếu tình người

Cũng bàn về vấn đề trên, TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cho hay, 3 con gái mang xăng đốt nhà mẹ là điều trái với đạo lý và không thể dung tha. Không những vậy, hành động xấu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đang tác động trực tiếp lên những con cháu trong gia đình.

Ông Tùng Lâm nêu 2 kiến nghị: Một là địa phương phải hướng dẫn người dân xung quanh không được kỳ thị hay có những lời nói ảnh hưởng đến tâm lý các cháu người gây ra lỗi lầm.

Song, TS. Tùng Lâm cũng đề nghị mọi người không nói những chuyện tiêu cực cha mẹ gây ra để rồi đổ lỗi lên đầu con cái.

Hai là, các trường học thầy cô giáo phải hướng dẫn học sinh bao dung, giúp đỡ các bạn. Có như thế các em mới liền vết thương lòng được.

Không có chuyện "cha làm con chịu"

Bàn về góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường cho hay, theo quy định của pháp luật, ai thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, người đó phải chịu trách nhiệm. Không có chuyện cha mẹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà con cái phải chịu hậu quả.

Về nguyên tắc thì "cha làm cha chịu, con làm con chịu". Chỉ có trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là người chưa thành niên thì cha mẹ liên đới chịu trách nhiệm, còn cha mẹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì cha mẹ phải tự chịu, trừ trường hợp cha mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự.

31380300111601848682567153281709960434559331n-16682427964521349468073-16682430926321226342398-1668252578381-1668252578457993654445.jpeg

Không có chuyện "cha làm con chịu"

Theo Luật sư Cường, trong trường hợp một người bị mất năng lực hành vi dân sự mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì người giám hộ, người đại diện sẽ phải thay mặt thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Từ đó cho thấy, dưới góc độ pháp lý thì trẻ em không bao giờ phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật của cha mẹ.

Tuy nhiên, thực tiễn vẫn xảy ra cho thấy, rất nhiều trường hợp cha mẹ bị xử lý hình sự khiến những đứa con bơ vơ, bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử và trở thành những nạn nhân trong các vụ việc bạo lực học đường.

31352931713166410358210014779446874264060647n-16682433386021409657302-1668252580131-16682525803491435833026.jpg

Nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện

Trong khí đó, nhiều nguyên nhân khác nhau khiến những đứa trẻ sống trong gia đình có cha, có mẹ đang vướng vào lao lý phải chịu thua thiệt đủ đường. Thậm chí, nhiều em nhỏ đã bị bạn bè xa lánh, kỳ thị, bị phân biệt đối xử và trở thành nạn nhân trong những vụ bạo hành, bạo lực học đường.

"Theo quy định của pháp luật thì một cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự. Việc xử lý hình sự của cá nhân vi phạm không đồng nghĩa với việc những người thân của họ sẽ liên đới chịu trách nhiệm", luật sư Cường phân tích.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022