Đôn phi nổi tiếng là vị phi tần được Hoàng đế Càn Long sủng ái nhất vào lúc tuổi xế chiều. Bà chính là mẹ đẻ của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa - người được mệnh danh là đứa con gái bảo bối trong lòng Càn Long.

Đôn phi Uông thị sinh vào tháng 3 năm 1746, là con gái của Đô thống Tứ Cách. Năm Đôn phi vào cung, Càn Long đã 53 tuổi và bước vào giai đoạn về già, trong khi bà lúc ấy chỉ mới 18 tuổi.

Thế nhưng Uông thị thời trẻ có mỹ mạo tuyệt sắc đến thế nào cũng khó lòng làm lay động Càn Long, bởi lúc ấy ông vẫn đang vô cùng sủng ái Lệnh phi (sau là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu). Một thường tại nhỏ bé như Uông thị làm sao có thể để lại dấu ấn trong lòng đế vương giữa hậu cung ba ngàn giai lệ cơ chứ?

1-1631514294334460766934.jpeg

Không cam lòng làm một phi tần mờ nhạt trong cung, Uông thị lập tức đi đường vòng, chuyển sự quan tâm của mình sang đối tượng khác. Bà thường xuyên đến thăm và bầu bạn cùng mẹ đẻ của Càn Long, tức Sùng Khánh Hoàng Thái hậu. Bà chăm sóc, quan tâm hết mực khiến thái hậu dần dà thực sự yêu quý mình.

Thái hậu rất vừa mắt Uông thị, thường xuyên khen ngợi vị phi tần này trước mặt Càn Long. Vốn cũng là đứa con hiếu thảo, nghe mẹ mình nhiều lần khen ngợi như thế nên Càn Long cũng chú ý đến Uông thị. Uông thị được thăng lên quý nhân, rồi lên tần, sau đó trở thành Đôn phi vào năm 28 tuổi.

  • Vị Hoàng hậu có xuất thân cao quý nhất triều Thanh: Bị Thuận Trị đế phế truất vì 2 lý do và cuộc sống không ngờ sau khi rời cung

  • Vị Hoàng hậu duy nhất bị tuẫn táng của Đại Thanh: 12 tuổi nhập cung rồi thành người đắc sủng, cả đời không rửa được "vết nhơ" dan díu với con chồng

Lên phi vị khá muộn màng nhưng điều này không hề làm suy giảm ân sủng của bà, bởi chưa đầy một năm sau đó Đôn phi đã hạ sinh cho Càn Long lúc ấy đã hơn 60 tuổi một cô công chúa cực kì đáng yêu. 

Đương tuổi xế chiều lại có thêm một cô con gái út, khỏi phải nói Càn Long đã vui đến mức nào. Ông không tiếc lời khen ngợi, ban thưởng cho Đôn phi, dành hết ân sủng cho bà vào thời điểm ấy.

2-16315142938801850789551.jpg

Nhưng người xưa đã có câu "vật cực tất phản", được độc sủng hậu cung vừa là ân huệ cũng vừa là lưỡi dao có thể hạ bệ Đôn phi bất kì lúc nào. Ỷ thế được hoàng đế cưng chiều nên tính tình kiêu căng càn rỡ, vào năm Càn Long thứ 43, Đôn phi ngang nhiên đánh chết tươi một thiếp thân cung nữ (cung nữ hầu cận thân thiết).

Không giống như phim ảnh chúng ta thường hay xem, vô duyên vô cớ giết người trong cung vào thời nhà Thanh là tội vô cùng nghiêm trọng. Ấy là chưa kể thiếp thân cung nữ thường có xuất thân cao hơn cung nữ bình thường, được luật pháp bảo vệ hẳn hoi. 

Vậy nên hành vi tác oai tác oái của Đôn phi đã khiến Càn Long rất tức giận, trực tiếp giáng bà từ phi vị xuống tần vị. Đáng lí ra Càn Long định xử tử bà, nhưng sợ cô con gái út yêu dấu sau này sẽ mất mặt vì mẹ đẻ có vết nhơ như vậy nên ông chỉ đành giáng Uông thị xuống thành Đôn tần.

3-163151429339327100366.jpeg

Sau này Uông thị vẫn được phục lại phi vị, tuy nhiên bà đã không còn được sủng ái như xưa. Có thể nói, Đôn phi được phục vị chẳng qua là vì Càn Long quá cưng chiều con gái út, sợ ảnh hưởng đến đường hôn nhân của con nên mới miễn cưỡng để Uông thị trở lại thành Đôn phi. Kể từ sau sự việc đánh chết cung nữ, Càn Long cũng không quan tâm nhiều đến bà như trước.

Cuối năm Gia Khánh nguyên niên (1796), Đôn phi lại một lần nữa chọc giận Càn Long (khi ấy đã là Thái thượng hoàng) vì chậm trễ thỉnh an, lí do là trời trở lạnh. Càn Long lập tức hạ chỉ trách cứ, đồng thời bãi bỏ lệ thưởng hàng năm cho Đôn phi.

Rõ ràng Đôn phi là vị phi tần quá may mắn khi hai lần thoát khỏi cơn thịnh nộ của đế vương nhờ cô con gái yêu dấu. Đây là điều mà hiếm phi tần nào thời nhà Thanh có thể làm được.

(Nguồn: Sohu, Qulishi)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022