Trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2023

Thế giới đã chính thức bước sang năm 2023, vậy là Trái Đất vừa lại hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời, mong rằng năm nay điều kiện thời tiết sẽ thuận lợi để chúng ta có thể dễ dàng quan sát được các sự kiện thiên văn tiêu biểu trong năm nay.

Sự kiện thiên văn đầu tiên của năm 2023 chính là mưa sao băng Quadrantids.

Mưa sao băng Quadrantids hàng năm đã bắt đầu vào ngày 26/12/2022, nhưng cực đại thường rơi vào đầu tháng 1/2023. Năm nay, cực đại của cơn mưa sao băng này sẽ diễn ra vào đêm 03 rạng sáng 04 tháng 1. Dù không phải là cơn mưa sao băng lớn nhất năm, nhưng tại cực điểm Quadrantids có thể đạt tới 40 vệt/giờ.

Đặc biệt, không giống như các trận mưa sao băng khác có xu hướng duy trì cực đại trong khoảng hai ngày, thời kỳ cực đại của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ.

base64-16727385461661668905925-1672743405243-1672743405309404847118.png

Mưa sao băng Quadrantids. Ảnh: Cheng Luo

Mưa sao băng Quadrantids có nguồn gốc từ tiểu hành tinh 2003 EH11, được phát hiện vào năm 2003. Tên gọi của trận mưa sao băng này cũng hết sức đặc biệt. Thông thường mỗi trận mưa sao băng sẽ được đặt tên theo chòm sao gần với điểm nó phát ra trên bầu trời nhất. Mưa sao băng Quadrantids được đặt tên theo chòm sao gần với điểm nó phát ra trên bầu trời nhất là Quadrans Muralis. Tuy nhiên chòm sao mang tên Quadrans Muralis được cho là đã chết, hiện đã không còn tồn tại và bị loại khỏi danh sách các chòm sao do Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) vào năm 1922.

Theo Hội thiên văn Hà Nội, mưa sao băng Quadrantids có xu hướng phát từ chòm sao Bootes (Mục Phu), nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Việt Nam có xem được không?

Năm nay thời điểm diễn ra mưa sao băng Quadrans Muralis sẽ trùng với thời điểm trăng gần tròn, bầu trời sáng có thể sẽ khiến cơn mưa này trở nên khó quan sát hơn, nhưng nếu bạn kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể quan sát được những vệt sáng nhất.

Do đó, thời điểm tốt nhất để ngắm sẽ là khi mặt trăng đang trong quá trình lặn. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, thời gian đó có thể thay đổi, nhưng Quadrantids sẽ là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm rất đáng để mọi người theo dõi. Theo định vị trên trang Time and Date, số lượng sao băng mà các khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được trong đêm cực đại lên tới 110 ngôi sao băng mỗi giờ.

238954495-1934641996712789-4423214719597339985-n-8854-16727362197331891688330-1672743408254-1672743408316400449031.jpeg

Ảnh: HUY HUYNH

Tuy đây chỉ là một trận mưa sao băng trung bình so với Geminids rực rỡ hồi giữa tháng 12 nhưng sẽ là trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2023. Cùng với đó, dự báo thời tiết các vùng trên cả nước khá thuận lợi để người yêu bầu trời có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này. Chính vì vậy, nếu có cơ hội người yêu bầu trời không nên bỏ qua sự kiện ý nghĩa này.

Và để chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này, bạn không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào, những gì bạn thực sự cần là bầu trời quang đãng và sự kiên nhẫn.

Tìm một điểm ngắm cảnh hẻo lánh, cách xa ánh đèn thành phố. Khi đến địa điểm, mắt của bạn có thể mất 15 đến 20 phút để làm quen với bóng tối.

Đặc biệt, tại các tỉnh miền Bắc nền nhiệt về đêm được dự báo giảm sâu, chính vì vậy hãy chuẩn bị trang phục phù hợp với thời tiết.

Tuy xuất hiện với tần suất khá ít, thế nhưng với điều kiện thuận lợi; có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bầu trời và việc quan sát đúng đêm cực đại sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng dễ dàng hơn, chính vì vậy, nếu có thể bạn hãy tận dụng mọi thiết bị để có thể ghi lại khoảnh khắc hiếm có này.

first-full-moon-of-the-year-will-rise-this-week-alongside-the-quadrantids-meteor-shower-1672737062117792840863-1672743411243-16727434113302093714416.jpg

Nhiều hiện tượng thiên văn thú vị cũng sẽ diễn ra trong tháng 1/2023

Ngoài mưa sao băng Quadrantids, trong tháng 1/2023 vẫn còn nhiều hiện tượng thú vị khác mà người yêu bầu trời có thể chiêm ngưỡng.

Theo đó, ngay sau mưa sao băng Quadrantids sẽ là Trăng tròn. Ngày 20/1 là sự kiện Trăng mới đầy thú vị...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022