Osaka ở vùng Kansai và Tokyo ở vùng Kanto nổi tiếng với việc có nhiều phong tục, thói quen rất khác nhau, từ cách đi lại trên thang cuốn, cách bát súp miso đặt trên bàn hay cách ăn cơm nắm... Nhưng có một khác biệt mà những người hay để ý sẽ nhận ra tại các ga tàu.
Cụ thể, nếu quan sát một sân ga đợi tàu ở Tokyo, bạn sẽ thấy...
Ghế ngồi đối diện với đường tàu.
Trong khi đó, tại Osaka, ghế đợi lại quay mặt đi.
Ghế quay mặt khỏi đường tàu.
Phóng viên của tờ Soranews24 phát hiện ra sự thật thú vị này và tự hỏi khác biệt này có ý nghĩa gì không hay chỉ là một sự sắp xếp vô tình nào đó. Để trả lời câu hỏi này, anh tìm đến cơ quan vận hành đường sắt ở khu vực và đưa ra thắc mắc. Giải đáp của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản đưa ra 3 lý do cho thiết kế trên.
Trời rét cóng, học sinh Nhật Bản vẫn ăn mặc phong phanh đến trường: Nguyên nhân do đâu?Đọc ngay
P.V: Tôi đã thấy điều này ở các nhà ga ở Osaka và Hyogo nên tôi muốn hỏi - tại sao các ghế ngồi quay mặt song song với sân ga? Đó là thứ bạn không thấy ở Kanto…?".
Chà, lý do chính là để ngăn những khách hàng say rượu ngã (vào đường ray). Cho đến khi chúng được lắp đặt, đã có rất nhiều trường hợp khách hàng say rượu đang ngồi trên ghế đứng dậy và ngã khỏi sân ga.
Vậy là để ngăn người say rượu ngã khỏi sân ga à? Điều đó có nghĩa là thiết kế đã khác trước đây?
Vâng, tôi sẽ mất một thời gian để kiểm tra thời điểm chúng được giới thiệu chính thức, nhưng theo những gì tôi nhớ thì cấu hình ghế mới xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 5 đến 6 năm trước.
Hừm. Nhưng nếu mục đích là để ngăn ngừa té ngã, thì thay vào đó, có nên lắp cửa sân ga không? Tôi cảm thấy như mình đang nhìn thấy nhiều cửa hơn tại các nhà ga ở trung tâm thành phố.
Các cửa sân ga như này xuất hiện tại Tokyo nhiều hơn Osaka.
Tôi hiểu những gì anh nói. Tuy nhiên, Kansai có một mạng lưới các tuyến đường phức tạp, vì vậy có thể hơi khó lắp đặt cửa sân ga ở mọi nơi. Tuy nhiên, các nhà ga lớn như Osaka, Tsuruhashi, Kyobashi và Sannomiya đều có cửa sân ga.
Tôi hiểu rồi. Tôi đoán việc lắp đặt cửa sân ga phải rất tốn kém. Ghế có thể là một biện pháp đối phó hiệu quả hơn về chi phí.
Tôi không biết chi tiết về chi phí, nhưng tôi nghĩ đó có thể là một phần lý do. Công ty đường sắt Tây Nhật Bản đã thay đổi cấu hình chỗ ngồi tại một số lượng lớn sân ga trong vài năm qua.
Chà, điều đó làm sáng tỏ mọi thứ! Cảm ơn!
Áp phích giải thích lý do cho hành khách.
Thì ra, lý do chính của việc sắp xếp chỗ ngồi khác thường là để bảo vệ những khách hàng say rượu không bị ngã khỏi sân ga. Soranews24 cũng ghi nhận khi đi qua một số nhà ga khác trong vùng Kansai, họ nhận thấy có các áp phích giải thích về việc sắp đặt chỗ ngồi như vậy.
Say rượu dẫn đến ngã là một vấn đề lớn tại các nhà ga xe lửa trên khắp Nhật Bản, đến mức bạn sẽ thường thấy các áp phích cảnh báo những người đi làm về sự nguy hiểm. Đó là một trong những lý do tại sao các cửa sân ga được lắp đặt tại một số nhà ga nhưng xét đến chi phí liên quan và thực tế là mạng lưới đường sắt của Nhật Bản rất rộng và đa dạng, việc triển khai trên toàn quốc sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian.
Trong tình hình đó, giải pháp lắp đặt những ghế chờ hơi khác một chút có thể là một sáng kiến vừa hiệu quả, vừa góp phần gia tăng sự an toàn cho hành khách và nhận được nhiều khen ngợi.
Nguồn: Soranews24