Tối 16/12 mới đây, cô gái trẻ Eve Gilles (20 tuổi), đến từ Nord-Pas-de-Calais, miền Bắc nước Pháp, (trùng hợp đây cũng là quê hương hoa hậu Pháp 2015 và 2016) đã được trao vương miện từ người tiền nhiệm Indira Ampiot trong buổi chung kết Hoa hậu Pháp thu hút 7,5 triệu khán giả theo dõi.

1200x768miss-nord-pas-de-calais-1357-1702902170273-1702902170828573417990.jpg

Eve Gilles (ảnh), 20 tuổi, đến từ Nord-Pas-de-Calais, đã đăng quang Hoa hậu Pháp đêm 16/12 trước 7,5 triệu khán giả xem truyền hình.

Cô gái trẻ với mái tóc tém đã được đội lên đầu chiếc vương miện danh giá đại diện cho sắc đẹp nước Pháp. Tuy nhiên, ngay sau đó, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra về ngoại hình của Eve Gilles.

miss-nord-pas-de-calais-eve-gill-1358-1702902178280-1702902178426392067349.jpg

Eve Gilles (trái), được trao vương miện Hoa hậu Pháp 2024 bởi Hoa hậu Pháp 2023 Indira Ampiot (phải), tại cuộc thi sắc đẹp diễn ra ở Dijon (Pháp).

Những người không ủng hộ sự lựa chọn của ban giám khảo cuộc thi cho rằng Eve Gilles trông "ái nam, ái nữ" với mái tóc cắt ngắn nam tính. Điều này đi ngược với "truyền thống" khi các hoa hậu trước đây của Pháp có mái tóc dài và đường cong cơ thể quyến rũ.

Phát biểu sau khi đăng quang, Gilles nói: "Chúng ta thường thấy những hoa hậu xinh đẹp để tóc dài nhưng tôi lại chọn vẻ ngoài phi giới tính với mái tóc ngắn". Cô cũng tự nhận chiến thắng của mình là chiến thắng cho "sự đa dạng" và nói thêm: "Không ai khác được quyền quyết định bạn là ai. Mỗi phụ nữ đều khác nhau, tất cả chúng ta đều là duy nhất".

Nữ sinh 20 tuổi này được giành được vương miện khi đạt số điểm cao nhất từ ban giám khảo nhưng đứng thứ ba theo bình chọn của khán giả. Bảng điểm đã được công khai trong chung kết và kết quả tính từ tổng điểm giám khảo và điểm khán giả bình chọn.

eve-gilles-20-ans-a-ete-elue-mis-1359-1702902179047-17029021791751439762698.jpg

Với chiến thắng này, Eve Gilles là thí sinh đạt giải đầu tiên trong lịch sử 103 năm cuộc thi mà không có mái tóc dài, khiến một số khán giả thất vọng.

Một người bình luận trên mạng xã hội X: "Hoa hậu Pháp không còn là cuộc thi nhan sắc đơn thuần nữa rồi. Đây là nơi truyền bá "woke" một cách toàn diện"…

Những bình luận tiêu cực khác bao gồm: "Trông không giống Hoa hậu Pháp chút nào"; "Chúng tôi không quan tâm đến mái tóc tém của cô ấy nhưng cơ thể trông chẳng có đường nét quyến rũ của phụ nữ".

1633573-eve-gilles-est-miss-nord-1401-1702902179834-17029021799721354366420.jpg

Tuy nhiên, những tiếng nói chỉ trích nhanh chóng bị át đi bởi làn sóng ủng hộ tân Hoa hậu Pháp.

Cụ thể, bên cạnh những chỉ trích, nhiều người cũng lên tiếng bênh vực Eve Gilles và cho rằng cô xứng đáng với danh hiệu.

Một người hâm mộ viết trên mạng xã hội X: "Có thể #MissFrance mới không xinh đẹp trong mắt các bạn, nhưng các bạn lại nhìn thấy chủ nghĩa 'woke' ở cô ấy chỉ vì cô ấy có mái tóc ngắn... Điều đó thật nực cười".

Một người khác nói thêm: "Eve Gilles là tân Hoa hậu Pháp 2024, những lời chỉ trích ác ý và vô ích sẽ không thay đổi được điều đó, cô ấy thật tuyệt vời";

"Eve Gilles thậm chí không phải là người chuyển giới, chưa bao giờ tự nhận mình là người chuyển giới nhưng một nửa số nhận xét ác ý về cô ấy là kỳ thị người chuyển giới chỉ vì cô ấy có mái tóc ngắn", người khác nói.

Nhiều chính trị gia, nữ diễn viên Pháp… cũng đã lên tiếng ủng hộ Eve Gilles. Nghị sĩ Sandrinne Rousseau cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm: "Ở Pháp, vào năm 2023, chúng ta đo lường sự tiến bộ trong việc tôn trọng phụ nữ bằng độ dài mái tóc của họ sao?".

Bà Rousseau cũng để tóc theo kiểu pixie, kiểu tóc này đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong phong trào MeToo của Pháp.

Woke là gì?

Khái niệm "Woke" là một tính từ tiếng Anh có thể hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa đen là "tỉnh táo", từ này có nguồn gốc từ người Mỹ gốc Phi, còn nghĩa bóng được hiểu là sự "tỉnh táo trước những định kiến và phân biệt chủng tộc".

Theo định nghĩa trong từ điển Cambridge, "woke" là tính từ chỉ trạng thái “thức tỉnh”, nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề về xã hội đương thời như phân biệt chủng tộc, cộng đồng người chuyển giới...

Còn theo cuốn từ điển Urban Dictionary, "woke" lại được hiểu theo nghĩa mỉa mai, ám chỉ những người nhạy cảm với các vấn đề bất bình trong xã hội, nhưng thực ra lại mang đầu óc sáo rỗng, chỉ hùa theo các trào lưu mới (nữ quyền cực đoan, cổ súy quan hệ đồng tính, chuyển giới...), không có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về thời cuộc. Cách dùng thứ hai này tuy không chính thống, nhưng đang dần trở nên phổ biến, và gây khá nhiều tranh cãi trên các nền tảng xã hội.

stay-wokex7c6aa5c3-1402-1702902180580-1702902180706288552162.jpg

Một cuộc thi thu hút nhiều sự quan tâm nhưng luôn gây tranh cãi

Thực tế, ở châu Âu ngày nay, mức độ quan tâm của người dân và chính phủ với các cuộc thi sắc đẹp đã không còn như trước kia nữa. Tuy nhiên, cuộc thi Hoa hậu Pháp (Miss France) như một "ngoại lệ" hiếm thấy.

Trải qua 104 năm tổ chức, Hoa hậu Pháp có lịch sử lâu đời hơn cả 2 cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới hiện nay là Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ. Đến thời điểm hiện tại, cuộc thi Hoa hậu Pháp vẫn là một trong những sự kiện giành được sự quan tâm bậc nhất tại quốc gia này.

qui-succedera-a-indira-ampiot-el-1403-1702902181385-1702902181506388954286.jpg

Bằng chứng là những con số "khủng" về lượng người xem khi chương trình chung kết được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Năm nay, con số ấy là 7,5 triệu người.

Luôn thu hút sự chú ý là vậy nhưng thời gian 10 năm trở lại đây, cuộc thi Hoa hậu Pháp vấp phải nhiều chỉ trích liên quan đến phong trào nữ quyền. Nhóm đấu tranh cho nữ quyền chỉ trích cuộc thi rằng các phần thi hình thức cũ kỹ, chỉ tập trung vào phô diễn nét đẹp ngoại hình, thúc đẩy phân biệt giới...

  • avatar1677631803369-1677631803858590318615.jpg

    Tương lai Hoa hậu Pháp sau quyết sách độc đoán của nữ tỷ phú chuyển giới

Sau mỗi lần người đẹp xuất sắc nhất được chọn ra để đại diện cho sắc đẹp nước Pháp là tất cả những hình ảnh kèm thông tin của họ xuất hiện trên các trang báo, truyền thông đại chúng. Trên mạng xã hội, cư dân mạng cũng không ngớt lời bình phẩm về học thức, nhan sắc và các vấn đề liên quan đến tân hoa hậu. Hành động này bị chỉ trích là “vật thể hóa” (objectification) phụ nữ. Đây được xem là hành động coi nhẹ cơ thể phụ nữ và đối xử với họ như một loại hàng hóa có thể trao đổi, dẫn đến nguy cơ làm gia tăng tình trạng bạo hành và quấy rối tình dục.

Năm nay, khi tên người giành vương miện được xướng lên là lập tức một cuộc tranh cãi nổ ra về ngoại hình của tân hoa hậu. Có chăng, nó cũng chỉ là một cuộc tranh cãi "như thông lệ" để khán giả tha hồ bình phẩm sau khi tận hưởng không khí vui tươi và ngắm những cô gái khoác lên mình trang phục lộng lẫy?

Nguồn: Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022