Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà vào ngày 8/9 vừa qua, Thái tử Charles III đã chính thức lên ngôi, đánh dấu một thời kỳ mới của Hoàng gia Anh, nước Anh và các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung.

Một trong số những câu hỏi được đề cập nhiều nhất là khi vị quân chủ cũ qua đời, việc đổi tiền tại Anh hay một số quốc gia có in hình Nữ hoàng trên tiền mặt sẽ diễn ra như thế nào.

107119439-1663266317422-gettyimages-1220201174-16634796352141212598055-1663497646923-16634976479022052474909.jpg
  • Lễ viếng Nữ hoàng Anh Elizabeth II kéo dài 4 ngày

  • Lễ rước linh cữu Nữ hoàng Anh đến tòa nhà Quốc hội Anh

Đương nhiên, Vương quốc Anh có nhiều tiền mặt nhất được in bằng hình ảnh của bà với khoảng 4,7 tỷ tiền giấy và 29 tỷ đồng tiền xu có hình Nữ hoàng Elizabeth II đang được lưu hành. Không giống như ở nhiều nơi mà các nhân vật được in trên tiền là cố định - ở Vương quốc Anh, Nữ hoàng xuất hiện trên mặt của đồng 1, 2, 5, 10, 20, 50 penny và trên các tờ 1, 2, 5, 10, 20, 50 bảng. 

Đối với một dự án lớn như vậy, Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán rằng việc đưa tất cả các loại tiền và mẫu mã mới vào lưu thông sẽ mất khoảng 2 năm - trong đó tiền giấy được sản xuất và phân phối trước tiền xu. Trong lúc đó, tiền cũ sẽ vẫn có giá trị lưu hành và các thông tin thêm về quy trình sẽ được đưa ra khi quá trình để tang kết thúc.

Nhưng vì sao nước Anh không cố định nhân vật được in trên tiền?

Với hàng tỷ đơn vị tiền mặt đang lưu thông, việc đổi tiền dự kiến sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tốn kém. Một câu hỏi là tại sao nước Anh lại duy trì cách in tiền vị quân chủ của mỗi triều đại lên tiền, mà không chọn cố định một vài nhân vật nào đó để tránh khỏi rắc rối này?

Câu trả lời một phần đến từ truyền thống và lịch sử. Theo trang web chính thức của Hoàng gia Anh, tiền tệ tại nước này có mối liên hệ chặt chẽ với nền quân chủ.

02-1663480040767323824203-1663497650507-16634976505831816148175.jpg

Hình ảnh Nữ hoàng trên những tờ tiền giấy đầu tiên, tờ 1 bảng năm 1960 và 10 shilling năm 1961.

Những đồng tiền đầu tiên được tạo ra ở Quần đảo Anh cách đây 2000 năm sử dụng thiết kế sao chép từ đồng xu Hy Lạp và sau đó là đồng xu ảnh hưởng từ La Mã.

Sau sự suy giảm ảnh hưởng của người La Mã ở Anh từ thế kỷ thứ 5, một loại đồng bạc đã được lưu hành phổ biến ở Anh nhưng vẫn chưa có hệ thống tiêu chuẩn hóa nào được áp dụng.

Vào thế kỷ thứ 8, khi chế độ quân chủ mạnh lên và ảnh hưởng nhiều khu vực, họ bắt đầu tập trung hóa tiền tệ. Đến năm 800, các đồng xu sẽ mang tên của vị vua ban hành nó. Như một lẽ tự nhiên, các vị quân chủ bắt đầu in chân dung của họ lên tiền.

Việc này đơn giản nhằm củng cố sự phổ biến của nhà vua. Vào thời điểm hệ thống thông tin, truyền thông chưa phát triển, đây là phương pháp dễ nhất để người ta nhận diện được khuôn mặt của vua một cách rộng rãi nhờ thương mại. Với nhiều người dân, hình ảnh nhà vua trên tiền sẽ là lần duy nhất họ nhìn thấy khuôn mặt ông.

Như vậy, truyền thống này đã có tuổi đời hơn 1.000 năm (đối với tiền xu). và tiếp tục được duy trì dưới thời Nữ hoàng Elizabeth II. Trong 70 năm trị vì của bà, đã có 5 phiên bản chân dung được in trên tiền xu.

107117443-1663060391931-gettyimages-464936930-166348014061411212431-1663497652352-16634976524241852155358.jpg

5 phiên bản được in trên tiền xu của Nữ hoàng.

Đối với tiền giấy thì truyền thống này mới hơn một chút. Mặc dù đã xuất hiện vào thế kỷ 17, phải đến thế kỷ 19 tiền giấy mới đánh bại được thế độc tôn của tiền xu, và tới năm 1960, sau 8 năm lên ngôi, Nữ hoàng Elizabeth II mới trở thành vị quân chủ đầu tiên được in trên tiền giấy.

Do từ thời điểm này trở đi, truyền hình và sau đó là internet đã phổ biến, hình ảnh bà trên tiền giấy không còn mục đích như những đồng tiền cổ là giúp người dân dễ nhận diện nữa, mà mang tính biểu tượng và văn hóa nhiều hơn. Ngân hàng Trung ương Anh cũng đã quyết định sẽ áp dụng kiểu in tiền tương tự với Vua Charles III.

Quá trình đổi tiền sẽ diễn ra như nào?

Tại Anh

Một số chuyên gia ước tính có thể tốn khoảng 350 triệu bảng Anh để in hình Vua Charles lên tiền giấy và tiền xu của Vương quốc Anh và mất vài năm.

Ngân hàng Trung ương Anh cho biết chi phí là khoảng 7 đến 8 pence (100 pence = 1 bảng) để sản xuất một tờ tiền. Có khoảng 4,7 tỷ tiền giấy đang được lưu hành ở Anh. Vì vậy, chi phí để thay thế chúng có thể ước tính vào khoảng 350 triệu bảng Anh, theo Joe Trewick, một tác giả của The Coin Expert, một trang web dành cho những người sưu tập và có sở thích tiền xu.

info-the-gioi-1663491252891546403328-1663497654177-1663497654273290849226.png

Theo các chuyên gia thanh toán tại công ty CMS Payments Intelligence, khi tờ 50 bảng Anh polymer được phát hành vào năm 2016, việc thay thế đã mất 16 tháng và tiêu tốn khoảng 236 triệu bảng Anh để thực hiện do chi phí nâng cấp và thay thế các máy tự phục vụ và máy ATM.

"Xưởng đúc tiền Hoàng gia không tiết lộ chi phí sản xuất tiền xu mới là bao nhiêu, nhưng với 29 tỷ đồng hiện đang được lưu hành cần thay thế, chúng tôi có thể cho rằng tổng chi phí cũng sẽ là vài tỷ bảng", Trewick nói với DW.

"Hãy nhớ rằng chi phí này sẽ không cần trả trước", Trewick nói thêm. Ông cũng lưu ý rằng sẽ không có "cú sốc tài chính" do các cơ quan chuyên trách đã có phương án từ trước.

"Phải mất khoảng 8 năm để Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trên tờ tiền đầu tiên của mình sau khi bà lên ngôi và khoảng thời gian tương tự cũng sẽ được trông đợi với tiền có hình Vua Charles III. Khả năng là Ngân hàng Trung ương Anh và Xưởng đúc tiền Hoàng gia đã chuẩn bị cho sự kiện này trong một thời gian dài, vì vậy chắc chắn họ đã để dành chi phí" - Trewick giải thích.

05-16634803200721531767581-1663497657491-1663497657561207873792.jpg

Thiết kế tờ 10 shilling và 50 pence phát hành những năm 1960. Tờ 10 shilling được thu hồi sau quá trình đổi tiền bằng phương pháp thập phân. Tờ 50 pence sau đó cũng chưa từng được phát hành mà bị thay thế bởi tiền xu.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey, cho biết trong một tuyên bố rằng "các loại tiền giấy hiện tại có hình ảnh của Nữ hoàng Bệ hạ sẽ tiếp tục được sử dụng hợp pháp". Ngân hàng cho biết họ sẽ cung cấp các bản cập nhật về tiền tệ tương lai sau khi khoảng thời gian để tang ít nhất 10 ngày đã hết.

Anne Jessopp, giám đốc điều hành tại Xưởng đúc tiền Hoàng gia, cho biết "di sản đáng chú ý của vị quốc vương tại vị lâu nhất của Anh sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới".

Việc thay đổi tiền xu sẽ diễn ra tự nhiên trong quá trình lưu thông chứ không phải thông qua thu hồi. Theo CNBC, đồng xu của Anh có thể lưu hành trong 30 năm trước khi quá hư hỏng để có thể sử dụng tiếp.

126739832b13145429c5948edcec43091a7e7fdbf98d76ade-1663480539581810751906-1663497659293-1663497659375879749574.jpg

Xưởng đúc tiền Hoàng gia sản xuất từ 3 triệu đến 4 triệu đồng xu mỗi ngày và được cho là sẽ tiếp tục sản xuất chân dung và thiết kế hiện tại cho đến cuối năm nay, có nghĩa là sẽ không có kiểu dáng mới cho đến năm 2024.

Hình ảnh gần đây nhất của Nữ hoàng trên tiền xu, do Jody Clark thiết kế, được phát hành vào năm 2015 và cho thấy một mặt bên của nữ hoàng đeo vương miện và hoa tai.

Trong quá khứ, tiền xu của các vị vua sẽ được lưu hành trong nhiều thập kỷ sau khi họ qua đời. Khi Nữ hoàng lên nắm quyền, những đồng xu có hình ảnh của cha bà vẫn được lưu hành trong 20 năm sau khi ông băng hà. Cuối cùng chúng đã được loại bỏ bằng phương pháp thập phân vào năm 1971.

Tại các quốc gia khác

Quá trình đổi tiền sẽ kéo dài tại một số quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung. Tại Úc, nơi Nữ hoàng xuất hiện trên tiền xu và tờ 5 đô, ngân hàng trung ương đã thông báo rằng họ sẽ đổi sang hình Vua Charles "trong thời gian thích hợp", theo phát ngôn viên của Ngân hàng Dự trữ Úc. Xưởng đúc tiền Hoàng gia Úc và Xưởng Đúc tiền Perth đều đã tạm thời ngừng sản xuất tiền xu và sẽ phát hành tiền xu có hình Vua Charles III vào năm sau.

five-dollar-note-ngb-16634809235591047920306-1663497661085-16634976611691784327911.jpg

Với tiền giấy, hiện tại, tờ 5 đô la của quốc gia này có chân dung Nữ hoàng và vẫn có giá trị hợp pháp. Hình ảnh sẽ thay đổi, mặc dù không có gì đảm bảo rằng chân dung của Vua Charles III sẽ được sử dụng, theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Australia Andrew Leigh.

Khi được hỏi về việc thay thế hình quốc vương trên tờ tiền 5 đô la bằng các nhà hoạt động xã hội, Leigh thừa nhận rằng đó là một khả năng. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, tờ 5 đô la hiện tại sẽ không được rút ra và vẫn được lưu hành "trong nhiều năm tới", theo một tuyên bố của Ngân hàng Dự trữ Úc.

Các quốc gia khác không vội. Trong khi thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết hôm thứ 5 tuần trước rằng Nữ hoàng Elizabeth là "một trong những người yêu thích của tôi", Ngân hàng Trung ương Canada cho biết việc chuyển đổi không phải là tự động. 

canadian-20-dollars-16634810274481707699414-1663497662941-1663497663009620937610.jpg

"Tờ tiền polymer 20 đô Canada hiện tại dự định sẽ lưu hành trong nhiều năm tới. Không có yêu cầu lập pháp nào để thay đổi thiết kế trong một khoảng thời gian quy định khi vị quân chủ thay đổi", một phát ngôn viên của ngân hàng nói với Bloomberg.

Đã có một số bàn tán trên mạng xã hội về việc thay thế chân dung của những người đứng đầu Hoàng gia bằng những thiết kế mới. Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành vài ngày sau khi Nữ hoàng qua đời bởi Pollara Strategic Insights cho thấy 56% người Canada sẽ phản đối việc sử dụng khuôn mặt của Vua Charles III trên tiền mặt.

Tại New Zealand, người phát ngôn của Ngân hàng Dự trữ nói rằng họ có ý định sử dụng hết nguồn cung tiền xu và tờ 20 USD hiện tại trước khi giới thiệu đồng tiền Vua Charles III. Quá trình sản xuất tiền xu sẽ mất "vài năm" và tờ 20 đô la có hình Nữ hoàng sẽ còn được lưu hành lâu hơn nữa. 

tien-new-zealand-co-hinh-con-gi5-16634810853811277604263-1663497664845-16634976649191039710606.jpg

"Chúng tôi sản xuất những tờ tiền này không thường xuyên và không có kế hoạch tiêu hủy kho hoặc rút ngắn tuổi thọ của những tờ tiền hiện có chỉ vì chúng có hình Nữ hoàng", tuyên bố của Ngân hàng Dự trữ viết. "Điều này sẽ là lãng phí và có hại cho môi trường".

Trong một số các quốc gia khác, họ sẽ từ bỏ hình các vị quân chủ trên tiền luôn và thay bằng hình khác, như trong trường hợp của Jamaica hay Seychelles trong những năm gần đây.

Thay đổi mới trên tiền có hình Vua Charles III

Sử dụng hình ảnh của nhà vua trên tiền xu là một truyền thống có từ hàng ngàn năm trước. Nó tượng trưng cho quyền lực và cũng là đảm bảo cho một loại tiền tệ, theo chuyên gia tiền xu Dominic Chorney.

Chorney nói: "Một loại tiền tệ có thể được tin cậy nếu nó được tài trợ bởi nhà nước, và biểu tượng rõ ràng nhất của nhà nước, kể từ thời La Mã, là hoàng đế, người cai trị, nhà vua".

Kể từ năm 1659 vào cuối thời kỳ Bảo hộ - thời kỳ mà Vương quốc Anh có nguyên thủ quốc gia là Bảo hộ công Oliver Cromwell chứ không phải là vua hay nữ hoàng - những bức chân dung của tân vương sẽ phải hướng về phía ngược lại chân dung của người tiền nhiệm.

Khi Charles II lên ngôi vào năm 1661, ông đã chọn để bức chân dung của mình quay mặt về bên trái - ngược lại với Cromwell.

4279888-1663481310927758195497-1663497666649-16634976667361620997740.jpg

Tiền xu hiện tại có hình chân dung Nữ hoàng quay về bên phải, nên khả năng cao tiền xu Vua Charles III sẽ có chân dung hướng về bên trái.

Sự phá vỡ truyền thống duy nhất đến từ Edward VIII khi ông muốn chân dung cùng hướng với vua cha. Tuy nhiên đồng xu của ông chưa bao giờ được phát hành vì thoái vị sau chưa đầy 1 năm. Em trai và người kế nhiệm của ông, Vua George VI, đã tiếp tục chọn chân dung cùng hướng với cha mình, tạm coi như anh trai đã chọn hướng đối diện, và vì vậy truyền thống đã được khôi phục.

Do vậy, khả năng cao tiền xu có hình Vua Charles III sẽ có hướng ngược lại thân mẫu ông và hướng về phía bên trái. 

Nguồn: Tổng hợp

banner-1663497846123272933533.jpg

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022