Đừng lo về việc con mắc sai lầm mà thay vào đó hãy chủ động hướng dẫn con để trẻ có thể trưởng thành, tự lập và có trách nhiệm với chính khoản tiền của mình.
Các bậc phụ huynh có những quan điểm khác nhau về câu hỏi "có nên cho con tiền tiêu vặt". Một số ít cha mẹ cho rằng, điều này hết sức bình thường và cần thiết, bởi quá trình trẻ tự xử lý tiền tiêu vặt thực chất là quá trình con học cách quản lý tài chính.
Nhưng nhiều bậc cha mẹ truyền thống lại nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, muốn mua gì thì cha mẹ có thể mua cho, vậy nên cần ngăn trẻ biết "mùi tiền" quá sớm. Thái độ của bố mẹ đối với tiền bạc ảnh hưởng rất lớn tới tư duy của con cái về tài chính sau này.
Trên một diễn đàn mạng xã hội, có người từng chia sẻ câu chuyện của mình liên quan đến chủ đề tiền bạc. Cậu cho biết, gia đình mình không phải không có tiền, thậm chí còn khá giả khi có nhà lầu, xe hơi, 5 căn nhà. Nhưng vì sợ con học cách tiêu xài phung phí nên bố mẹ vô cùng khắt khe chuyện tiền bạc.
Năm lớp 4, thấy các bạn cùng lớp xung quanh cứ ăn quà vặt, bản thân mình thì không, khi đi cantin, cậu đã ăn trộm một thứ yêu thích. Sau đó, bị bắt quả tang và báo cho hiệu trưởng. Điều tồi tệ là về sau, người cùng bàn bị mất tiền, mọi người đồng loạt đổ lỗi cho nam sinh có "tiền án". Điều này cũng khiến cậu chểnh mảng trong học tập, cuối cùng bị chuyển khỏi các lớp, trường trọng điểm.
Chàng trai cho biết vì không có tiền tiêu vặt nên từ một cậu bé vui vẻ, điềm tĩnh hát trên sân khấu trở thành một người hay đỏ mặt khi nói chuyện với người lạ; từ một học sinh giỏi thành một người chểnh mảng...
Thái độ của bố mẹ đối với tiền bạc ảnh hưởng rất lớn tới tư duy của con cái về tài chính sau này
Thực chất, khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có mong muốn kiểm soát tiền một cách độc lập. Một số bà mẹ nói rằng, mình mua mọi thứ cho con nhưng tại sao trẻ vẫn lén lấy trộm tiền. Đó là vì mong muốn kiểm soát tiền một cách độc lập của trẻ không thể trở thành hiện thực.
Những đứa trẻ có tiền tiêu vặt và được cha mẹ dạy dỗ nhắc nhở con là giá trị đồng tiền có những ưu điểm này khi lớn lên:
1. Khái niệm về tiền
Nhiều đứa trẻ không có ý thức về tiền, chúng chỉ biết rằng tiền có thể mua được mọi thứ. Tuy nhiên, trẻ có tiền tiêu vặt thì khác, bởi vì khi mua đồ, trẻ cần tự trả tiền, suy nghĩ về giá trị của hàng hóa,... để dần hình thành quan điểm đúng đắn về tiền thông qua thực hành liên tục.
2. Kỹ năng giao tiếp
Quá trình trẻ dùng tiền tiêu vặt để mua đồ vật không chỉ là hành vi thương mại mà còn là hành vi giao tiếp. Trẻ có tiền tiêu vặt từ nhỏ thường chọn thứ mình muốn trước khi đi mua sắm, nếu không tìm được phải hỏi cửa hàng thông qua giao tiếp, trong giai đoạn này, tần suất giao tiếp giữa trẻ tăng lên, do đó biểu hiện ngôn ngữ của trẻ tăng lên. Khả năng giao tiếp cũng được cải thiện tương ứng.
3. Lập kế hoạch
Những đứa trẻ có tiền tiêu vặt từ nhỏ đương nhiên có một kế hoạch nhất định cho việc sử dụng tiền tiêu vặt. Ví dụ, nếu muốn một món đồ chơi nhưng tiền tiêu vặt trong một tuần không đủ, trẻ sẽ tiết kiệm tiền và lên kế hoạch bằng cách tiết kiệm tiền. Điều này dần dần khiến trẻ hình thành thói quen lên kế hoạch cho mọi thứ, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả công việc và hiệu quả học tập.
Năng lực quản lý tài chính là một trong những ký năng cần thiết. Phụ huynh hãy giảm chỉ trích, tăng chỉ dẫn khi dạy con về tiền. Đừng lo về việc con mắc sai lầm mà thay vào đó hãy chủ động hướng dẫn con để trẻ có thể trưởng thành, tự lập và có trách nhiệm với chính khoản tiền của mình. Hơn nữa cho tiền tiêu vặt còn giúp con hòa đồng với bạn bè, không để trẻ cô độc và bị lợi dụng, lôi kéo.
Trẻ sau khi đi học tiểu học, khoảng 7 – 8 tuổi là cha mẹ nên cho trẻ tiền tiêu vặt. Đây cũng là lúc trẻ cần phải biết phân biệt được các mệnh giá tiền, quy đổi ra các loại tiền có mệnh giá tương đương, cách lấy lại tiền thừa… Tùy lứa tuổi, chúng ta có thể cho số tiền tương ứng.
Phải thống nhất với con trong việc cho con tiền để tiêu vào việc gì, giải thích rõ, con tiết kiệm tiền để mua những gì. Ngoài ra, cần lên kế hoạch cho các con biết sẽ sử dụng số tiền trên như thế nào cho hợp lý, hiệu quả.
Bố mẹ có thể gợi ý con bỏ heo đất để giữ tiền khi con không có nhu cầu mua sắm gì. Nếu con tiêu vào các món đồ độc hại ngoài cổng trường, cha mẹ cần có các phân tích khoa học hợp lý để con hiểu. Nếu phân tích rồi mà vẫn cố tình mua thì sẽ phạt bằng cách cắt giảm tiền tiêu vặt. Khi đó trẻ sẽ hiểu vấn đề ngay.