Đối với người dân nước Mỹ, ngày 11/9/2001 luôn là ký ức đen tối và kinh hoàng nhất. Vụ khủng bố bằng máy bay đâm vào Trung tâm thương mại thế giới (WTC) đã khiến 3.000 người thiệt mạng và khoảng 6.000 người thương vong. Không chỉ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, vụ khủng bố 11/9 còn trở thành bóng ma dai dẳng đeo bám tâm trí người dân nước Mỹ. Sự kiện đáng buồn là thế nhưng lại có người lợi dụng nó để đánh bóng tên tuổi và trục lợi cho bản thân. Đó chính là trường hợp của Tania Head.

photo-1-15680893946601058989974.jpgphoto-4-1568089404958420390490.jpg
photo-3-15680894018381647964647.jpgphoto-2-1568089398080944834199.jpg

Sau ngày 11/9/2001, Tania tự nhận mình là một trong số ít những người sống sót rời khỏi tòa nhà phía Nam Trung tâm thương mại thế giới. Câu chuyện của Tania trở thành niềm hy vọng, truyền cảm hứng cho mọi người trước khi nhận ra rằng tất cả chỉ là lời nói dối. 

Thời điểm ấy, Tania làm việc cho công ty đầu tư Merrill Lynch ở tầng 68 tòa nhà phía Nam trong khi vị hôn phu của bà là Dave công tác ở tòa nhà phía Bắc. Sau khi máy bay của bọn khủng bố đâm thẳng vào Trung tâm thương mại thế giới, bà bị ngất đi vì quá hoảng sợ. Đến khi tỉnh lại thì xung quanh đầy khói bụi, xác người vương vãi khắp nơi.

photo-5-1568089408742259830206.jpg

Lấy hết sức lực, Tania tìm đường chạy xuống phía dưới thì gặp 1 người đàn ông đang hấp hối. Tania nhận chiếc nhẫn từ người này với lời hứa nếu như rời khỏi Trung tâm thương mại thế giới sống sót, bà sẽ trao lại cho vợ ông. Với sự giúp đỡ của 1 tình nguyện viên, Tania đã có thể bình an vô sự rời khỏi tòa nhà phía Nam vài giây trước khi nó đổ sập. 

Theo Tania, cuộc chiến với tử thần khi đó giúp bà biết trân trọng cuộc sống hơn và không thể chờ đợi để được khoác lên người chiếc áo cưới tiến vào lễ đường nói lời hẹn ước trăm năm với bạn trai Dave. Đáng tiếc, sau khi tỉnh lại tại bệnh viện, Tania mới hay tin người yêu bà đã tử nạn trong vụ khủng bố.

Câu chuyện sống sót thần kỳ của Tania chạm đến không ít trái tim. Bà đi diễn thuyết khắp nơi và được rất nhiều nhân vật chính trị có tiếng đến thăm hỏi. "Tôi sẽ không bao giờ quên được những gì mình đã chứng kiến. Xung quanh khi đó là không khí của sự chết chóc và tàn phá nhưng tôi vẫn nhìn thấy hy vọng" - trích 1 bài diễn thuyết của Tania ở trường đại học Baruch năm 2006. Nhờ đó mà không lâu sau, Tania trở thành chủ tịch của Hội nạn nhân sống sót 11/9 và có nhiều đóng góp nhất định.

photo-6-15680894126071113311984.jpg

Câu chuyện của Tania sẽ cực kỳ truyền cảm hứng nếu như người ta không phát hiện nó được thêu dệt kỹ lưỡng bằng những lời nói dối. Mọi chuyện vỡ lỡ vào năm 2007 khi tờ The New York Times muốn mời Tania phỏng vấn cho câu chuyện của người sống sót sau vụ khủng bố nhưng bị bà từ chối kịch liệt. 

Cảm thấy có gì đó đáng ngờ, các nhà điều tra của trang báo này đã vào cuộc điều tra, cuối cùng phát hiện bà không hề có mặt ở nước Mỹ vào ngày 11/9/2001 và toàn bộ thông tin của bà đều là giả dối. Theo đó, Tania tên thật là Alicia Esteve Head, sinh trưởng trong gia đình khá giả ở Tây Ban Nha. Thời điểm vụ khủng bố xảy ra, bà vẫn còn đang ở thành phố Barcelona học đại học. Mãi đến năm 2003, bà mới cùng mẹ ghé thăm thành phố New York. 

photo-7-15680894162521361719713.jpg

Thêm nữa, gia đình và bạn bè của Dave, vị hôn phu của Tania, khẳng định họ không hề quen biết người phụ nữ này. Merrill Lynch cũng cho biết Tania không hề có tên trong danh sách nhân sự của họ. Trường Harvard và Stanford cho biết họ chưa từng tiếp nhận sinh viên nào tên Tania Head. Lúc này, mọi người mới đổ xô đi tìm hiểu thông tin về những câu chuyện của Tania rằng ai là người đã trao cho bà chiếc nhẫn hay bà đã điều trị ở bệnh viện nào sau khi rời khỏi tòa nhà phía Nam. Sau vụ việc, Tania không hề gửi đơn kiến nghị lên quỹ bồi thường nạn nhân để giành quyền lợi cho mình. Trước mối nghi hoặc của dư luận, Tania không hề lên tiếng thừa nhận hay bác bỏ. Bà hoàn toàn giữ im lặng sau khi bị loại khỏi chức chủ tịch Hội nạn nhân sống sót 11/9. 

Năm 2008, một lá thư nặc danh được gửi đến Hội nạn nhân sống sót 11/9 tiết lộ Tania đã tự tử. Vậy nhưng, đây là thông tin sai sự thật khi người ta còn nhìn thấy bà trên đường phố New York 3 năm sau đó. Câu chuyện của Tania trở thành nguồn cảm hứng để đạo diễn Angelo J. Guglielmo Jr. thực hiện bộ phim tài liệu mang tên The woman who wasn't there (Tạm dịch: Người phụ nữ không có mặt ở đó) và giành nhiều giải thưởng quan trọng cho hạng mục phim tài liệu, phim ngắn.

photo-8-15680894198281325524411.jpg

(Nguồn: Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022