Một quyết định sai lầm, một nền tảng sức khỏe không tốt có thể ảnh hưởng tới cả tương lai sau này của con.

Sự thật ẩn giấu ở tuổi dậy thì của con mà bố mẹ có thể đã bỏ lỡ

Xã hội ngày càng nhiều thay đổi, trẻ có xu hướng phát triển và dậy thì sớm hơn. Những thay đổi về mặt tâm sinh lý đồng nghĩa với việc trẻ bắt đầu có những rung động đầu đời, tò mò nhiều hơn về thế giới "người lớn".

hinh-ben-trai-1703219155129705107992-1703223609919-1703223610566293521643.png
hinh-1-ben-phai-17032191615091102180315-1703223611236-17032236113161444866050.png

Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam 2019, tỷ lệ học sinh THCS & THPT Việt Nam có quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 14 tuổi đã tăng gấp 2 lần, từ 1,48% (năm 2013) tăng lên 3,51%. Thế nhưng, chỉ có khoảng 20,7% trẻ sử dụng biện pháp phòng ngừa an toàn trong quan hệ tình dục lần đầu tiên. Những con số đó đã giải thích rất nhiều hệ luỵ mà trong đó có việc HPV ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc ở trẻ vị thành niên. Chính vì vậy, thay vì bảo bọc hay cấm đoán con quá mức, cha mẹ nên làm bạn với con, chia sẻ để giáo dục giới tính đúng cách và kịp thời, trong đó có việc dự phòng HPV từ sớm.

hinh-2-ben-trai-17032192802521605236241-1703223612069-170322361214031877813.jpg
hinh-2-ben-phai-17032192802031109314707-1703223612650-17032236127441028539855.png

Tại buổi tọa đàm về "Bí quyết chuyên gia Phòng ngừa HPV & chăm sóc sức khỏe tinh thần tuổi dậy thì", bác sĩ An Nghĩa - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết: Bố mẹ thường nhận diện việc dậy thì của con thông qua những hình thái bên ngoài, nhưng việc đó làm cho bố mẹ luôn chậm một nhịp so với sự phát triển của trẻ.

hinh-3-ben-trai-17032193177201707947479-1703223613419-17032236134851208263760.jpg
hinh-3-ben-phai-17032192801881279445815-1703223614079-1703223614174765774472.png

Theo các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho thấy việc lây nhiễm HPV có thể xảy ra từ rất sớm ngay lứa tuổi từ 9, 10, 11 tuổi. Xét về lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất, báo cáo từ Hoa Kỳ cho thấy rằng đó là lứa tuổi từ khoảng 15 tới 24 tuổi (1). 49% những đối tượng phụ nữ ở trong giai đoạn này đã có phơi nhiễm, đã từng nhiễm HPV (2). Chính vì vậy, việc dự phòng HPV sớm cũng là "hành trang" quan trọng vào tuổi dậy thì, giúp con tự tin và khỏe mạnh bước vào đời.

Dự phòng HPV – việc cần làm khi con từ 9 tuổi

HPV (Human papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người này có thể lây nhiễm và gây nguy hiểm cho cả nam lẫn nữ. Ước tính có khoảng 660 triệu ca nhiễm HPV hàng năm, và 75.000 người trên thế giới bị nhiễm HPV mỗi giờ (3). Theo một bài viết đăng trên website của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời ở nữ giới là 85% và nam giới là 91% nếu có ít nhất 1 bạn tình (4). 

 

photo-3-1703218799545577291534-1703223614883-17032236149771236303602.png

Có tới 14 trong số 40 chủng HPV lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ gây ung thư. WHO cho biết, nhiễm HPV gây ra khoảng 5% tổng số ca ung thư trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 630.000 phụ nữ và 69.400 nam giới mắc bệnh ung thư liên quan đến HPV mỗi năm, phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,… (5)

Trên thực tế, HPV không chỉ lây nhiễm khi xảy ra quan hệ trực tiếp. HPV còn có thể lây khi vệ sinh vùng sinh dục không đúng cách, tiếp xúc với các vật đã nhiễm HPV hoặc lây truyền từ mẹ sang con khi sinh (nếu mẹ đã nhiễm HPV). 

photo-4-1703218799021227029528-1703223615476-17032236155531711800752.png

Điều đáng lo là ngay cả sau khi nhiễm HPV, sẽ rất khó phát hiện ra là mình đã bị nhiễm và cần điều trị kịp thời. Việc nhiễm HPV dai dẳng hoặc tái nhiễm nhiều lần có thể dẫn nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tâm lý về các bệnh lý sinh dục như sùi mào gà, hay các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tương lai của trẻ có thể bị thay đổi bởi những hậu quả về sức khỏe mà HPV mang lại. Chính vì vậy, để bảo vệ tương lai con được trọn vẹn, ngoài giáo dục giới tính, hướng dẫn vệ sinh đúng cách, bố mẹ cần chuẩn bị cho con một sức khỏe toàn diện, đặc biệt là dự phòng HPV từ sớm. Theo khuyến nghị của WHO và Hội Y học Dự phòng Việt Nam, nên dự phòng HPV cho con sớm nhất là 9 tuổi, đối với cả nam lẫn nữ. Bởi "thời điểm vàng" để dự phòng HPV là từ 9 - 14 tuổi, đúng vào giai đoạn gần và trong dậy thì.

Bố mẹ sẽ không biết chính xác khi nào con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu phát sinh các tình cảm mới lớn, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV. Chính vì vậy, bên cạnh việc quan tâm về mặt tâm lý cảm xúc, trang bị kiến thức về giáo dục giới tính, bố mẹ nên trang bị cho trẻ một sức khỏe toàn diện, phòng ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tình dục như HPV. Dự phòng HPV cho con ngay khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, để bảo vệ tương lai trẻ vẹn tròn. Tham khảo thêm thông tin về HPV tại website: https://hpv.vn/ hoặc inbox fanpage HPV Vietnam để được tư vấn.

*Bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục.

VN-GSL-00483 30112025

Tài liệu tham khảo:

(1)   Dempsey AF. Human papillomavirus: the usefulness of risk factors in determining who should get vaccinated. Rev Obstet Gynecol. 2008 Summer;1(3):122-8. PMID: 19015763; PMCID: PMC2582644.

(2) Han JJ, Beltran TH, Song JW, Klaric J, Choi YS. Prevalence of Genital Human Papillomavirus Infection and Human Papillomavirus Vaccination Rates Among US Adult Men: National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) 2013-2014. JAMA Oncol.

(3) CDC. Human papillomavirus. In: Hamborsky J, Kroger A, Wolfe S, ads. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases. 13th ed. Washington DC: Public Health Foundation; 2015:175-86

(4)  Chesson HW, Dunne EF, Hariri S, Markowitz LE. The estimated lifetime probability of acquiring human papillomavirus in the United States. Sex Transm Dis. 2014 Nov;41(11):660-4. doi: 10.1097/OLQ.0000000000000193. PMID: 25299412; PMCID: PMC6745688.

(5)  Catherine de Martel et.al, Worldwide burden of cancer attributable to HPV by site, country and HPV type,Int J Cancer. 2017 Aug 15; 141(4): 664–670

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022