Những con lợn cái đầu tiên được đưa đến tòa nhà cao 26 tầng khổng lồ sừng sững trong một ngôi làng ở miền Trung Trung Quốc vào cuối tháng 9/2022. Những con lợn cái được di chuyển lên các tầng cao hơn bằng thang máy công nghiệp và bắt đầu chuỗi ngày sinh trưởng tại đây thay vì nông trại bình thường.

Trung Quốc khan hiếm đất nông nghiệp, dẫn đến sản xuất lương thực bị tụt hậu và nguồn cung thịt lợn bị hạn chế. Do đó, phương pháp chăn nuôi lợn trên các tòa nhà cao tầng đã được hình thành để tiết kiệm diện tích đất đai.

"Siêu trang trại mô hình chung cư cao tầng chăn nuôi lợn"

00china-farm-wvtz-jumbo-16759302946731533413212-1675951429698-1675951429857720156044.jpg

"Siêu trang trại cao tầng" có 24 tầng dành riêng cho chăn nuôi lợn. Mỗi tầng hoạt động độc lập cho mọi giai đoạn trong tuổi đời của lợn, từ giao phối đến trưởng thành.

00china-farm-03-hjlw-jumbo-1675930294673143347829-1675951436545-1675951436707108408677.jpg

Màn hình tivi mạch kín phía sau Kim Lâm, tổng giám đốc của trang trại, được xây dựng bởi Công ty Chăn nuôi hiện đại Hubei Zhongxin Kaiwei.

00china-farm-01-hjlw-jumbo-167593029467450682279-1675951442808-16759514429891508360848.jpg

Trang trại lợn cao 26 tầng nằm trên một ngôi làng ở ngoại ô Ngạc Châu, một thành phố bên sông Trường Giang. Nhìn từ xa, "siêu trang trại" này trông như tòa chung cư với hàng nghìn căn hộ.

Được xây dựng bởi Công ty Chăn nuôi Hiện đại Hubei Zhongxin Kaiwei (Trung Tân Khai Duy Hồ Bắc), một công ty sản xuất xi măng đã trở thành "nông dân" chăn nuôi lợn, "Siêu trang trại cao tầng" Ngạc Châu giống như một tượng đài cho tham vọng hiện đại hóa sản xuất thịt lợn của Trung Quốc.

Chủ tịch công ty, ông Gia Cát Văn Đạt cho biết: “Việc chăn nuôi lợn hiện tại của Trung Quốc vẫn còn chậm hơn các quốc gia tiên tiến nhất hàng chục năm. Điều này cho chúng tôi cơ hội để cải thiện và bắt kịp”.

Trang trại nằm cạnh nhà máy xi măng của công ty, trên danh nghĩa là một trang trại lợn, hoạt động giống như một “nhà máy Foxconn” nuôi lợn với độ chính xác như dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh. 

Ngay cả phân lợn cũng được cân đo, thu thập và tái sử dụng. Khoảng một phần tư thức ăn sẽ thải ra dưới dạng phân khô có thể được tái sử dụng thành khí mê-tan để tạo ra điện.

Bên trong tòa nhà, những con lợn được giám sát bằng camera độ phân giải cao bởi các kỹ thuật viên mặc đồng phục. Mỗi tầng hoạt động như một trang trại khép kín dành cho các giai đoạn khác nhau trong chu trình trưởng thành của lợn: khu vực dành cho lợn mang thai, phòng dành cho lợn con mới đẻ, khu cho ăn vỗ béo lợn.

Thức ăn được vận chuyển trên một băng chuyền lên tầng trên cùng, nơi thức ăn được tích trữ trong các bể khổng lồ cung cấp hơn 450 nghìn kg thức ăn mỗi ngày xuống các tầng bên dưới thông qua các máng ăn công nghệ cao tự động phân phối thức ăn cho lợn căn cứ theo nhu cầu về độ tuổi, cân nặng và sức khỏe.

"Siêu trang trại cao tầng" ở ngoại ô Ngạc Châu được ca ngợi là trang trại lợn độc lập lớn nhất thế giới. Tòa nhà chăn nuôi thứ hai sẽ sớm được khai trương. Trang trại đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2022 và khi cả hai tòa nhà đạt công suất tối đa trong năm nay, dự kiến sẽ nuôi 1,2 triệu con lợn mỗi năm.

Một nhân công đang rửa nền bê tông của chuồng lợn.

00china-farm-10-hjlw-jumbo-16759302946741034977485-1675951446078-16759514462152129530067.jpg

Mục tiêu của công ty là nuôi khoảng 25.000 con lợn mỗi năm trên mỗi tầng dành riêng cho chăn nuôi lợn.

00china-farm-09-hjlw-jumbo-16759302946741137354747-1675951449096-167595144926394225076.jpg

Khu vực ăn dành riêng cho lợn nái.

Ba năm trước, khi lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng bắt đầu sa sút, Hubei Zhongxin Kaiwei đã quyết định sử dụng mảnh đất lân cận nhà máy sản xuất và áp dụng chuyên môn xây dựng của mình để mở rộng sang lĩnh vực có triển vọng tăng trưởng tốt hơn - chăn nuôi gia súc. Công ty này đã đầu tư 600 triệu đô la (hơn 14 nghìn tỷ đồng) để xây dựng các trang trại nuôi lợn cao tầng, 900 triệu đô la (hơn 21 nghìn tỷ đồng) dành cho một nhà máy chế biến thịt gần đó.

Hubei Zhongxin Kaiwei đã sử dụng các nhân viên hiện có, xây dựng một tòa nhà cao tầng tiết kiệm đất bằng bê tông cốt thép. Đồng thời sử dụng nhiệt dư thừa từ nhà máy xi măng để cung cấp nước nóng và nước uống cho lợn. Theo Hubei Zhongxin Kaiwei, điều này sẽ giúp lợn lớn nhanh hơn với lượng thức ăn cung cấp ít hơn.

Mô hình mới liệu có thể cứu lấy ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc?

Nền nông nghiệp của Trung Quốc không thể thiếu lợn. Trong nhiều thập kỷ, nhiều hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc đã nuôi lợn thả vườn, không chỉ là nguồn cung cấp thịt mà phân lợn cũng có giá trị. Lợn cũng có ý nghĩa văn hóa như một biểu tượng của sự thịnh vượng vì theo lịch sử, thịt lợn chỉ được phục vụ vào những dịp đặc biệt.

Ngày nay, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ một nửa số thịt lợn trên thế giới. Giá thịt lợn được theo dõi chặt chẽ như một thước đo lạm phát. Trong vài năm gần đây, hàng chục trang trại lợn công nghiệp khổng lồ khác đã mọc lên khắp Trung Quốc.

Hubei Zhongxin Kaiwei cho biết các tòa nhà chăn nuôi này sẽ là trang trại lợn độc lập lớn nhất thế giới.

00china-farm-11-hjlw-jumbo-16759302946741660580140-1675951452992-16759514536981315759126.jpg

Đây là trung tâm điều hành ở tầng một, một nhóm kỹ thuật viên theo dõi các con lợn trên màn hình, kiểm soát mọi thứ từ lượng thức ăn và nước uống cho đến thông gió và nhiệt độ.

00china-farm-05-hjlw-jumbo-167593029467443680675-1675951457980-1675951458181396135776.jpg

Khi khách đến thăm tòa nhà chăn nuôi, họ phải tắm rửa, khử trùng và sau đó lau khô người trước khi mặc bộ đồ bảo hộ toàn thân để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành một nghị định vào năm 2019 nêu rõ các cơ quan chính phủ cần hỗ trợ ngành chăn nuôi lợn lấy thịt, bao gồm hỗ trợ tài chính cho các trang trại lợn quy mô lớn hơn. 

Cùng năm đó, Bắc Kinh cũng cho biết sẽ phê duyệt mô hình chăn nuôi nhiều tầng, cho phép chăn nuôi lợn theo chiều dọc (lợi dụng không gian theo độ cao) để nuôi nhiều lợn hơn trên các lô đất tương đối nhỏ.

Khi Trung Quốc hiện đại hóa với hàng trăm triệu người di chuyển từ nông thôn đến các trung tâm đô thị, các trang trại sân vườn đã biến mất. Theo một báo cáo của ngành nông nghiệp, số lượng trang trại lợn sản xuất dưới 500 con lợn một năm ở Trung Quốc đã giảm 75% từ năm 2007 đến năm 2020, xuống còn khoảng 21 triệu.

00china-farm-06-hjlw-jumbo-16759302946741622755974-1675951462025-1675951462196703430603.jpg

Nhà ăn của nhân viên trong trang trại.

00china-farm-04-hjlw-jumbo-1675930294674505511629-1675951466000-167595146619344986341.jpg

Công nhân tại trang trại dành thời gian rảnh rỗi của họ với các hoạt động giải trí bên trong tòa nhà, bao gồm cả bi-a.

Sự chuyển hướng sang các siêu trang trại đã tăng tốc vào năm 2018 khi cơn sốt lợn châu Phi tàn phá ngành công nghiệp thịt lợn của Trung Quốc và theo một số ước tính, 40% đàn lợn của nước này đã bị xóa sổ.

Brett Stuart, người sáng lập Global AgriTrends, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết các tòa nhà nuôi lợn và các trang trại lợn khổng lồ khác làm trầm trọng thêm rủi ro lớn nhất mà ngành thịt lợn Trung Quốc phải đối mặt: dịch bệnh. Việc nuôi quá nhiều lợn trong một cơ sở duy nhất khiến việc ngăn ngừa ô nhiễm trở nên khó khăn hơn. Ông cho biết các nhà sản xuất thịt lợn lớn của Mỹ đã trải rộng trang trại của họ để giảm rủi ro về an toàn sinh học.

Ở những ngôi làng, nơi các trang trại sân vườn từng nằm rải rác ở vùng nông thôn, các siêu trang trại đang mọc lên. Những người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở sân sau đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp với quy mô đó.

00china-farm-08-hjlw-jumbo-16759302946741615080336-1675951469025-1675951469169188434904.jpg

Cảnh hộ dân phơi thịt lợn gần trang trại lợn ở tỉnh Hồ Bắc.

Kiều Ngọc Bình, 66 tuổi, cùng chồng nuôi khoảng 20 đến 30 con lợn mỗi năm ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Giá thịt lợn giảm vào năm 2022 khiến họ không kiếm được tiền lời. Bà nói rằng sự xuất hiện của các siêu trang trại đã đẩy giá thức ăn và vắc-xin cho động vật lên cao.

Nguồn: The New York Times

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022