Cách đây hơn 1 năm, gia đình bà Lê Thị Xiêm (71 tuổi, ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) bỗng dưng đón hàng trăm lượt khách mỗi ngày sau khi hình ảnh cây hồng cổ của gia đình với những cành nặng trĩu quả gây sốt trên mạng xã hội.

Cây hồng cổ từng hút khách du lịch sau một bộ ảnh trên mạng xã hội

Thu nhập "khủng" từ du khách

Ở thời điểm đó, cứ những ngày cuối tuần du khách phải xếp hàng mới tới lượt chiêm ngưỡng và chụp hình. Ăn theo "dòng sự kiện" này là các dịch vụ ăn uống, trông xe và cho thuê trang phục chụp hình giúp cho nhiều gia đình khu vực có thêm thu nhập.

Người dân ở khu vực này cho hay, do địa hình thuận lợi vì gần rất nhiều điểm tham quan du lịch, nhất là khu hàng Múa nên bất cứ ai đến địa phương này cũng đều hiếu kỳ và cảm thấy khát khao được chiêm ngưỡng cây hồng cổ.

dsc8841-166783740737866826263-1667902799130-16679027992032045910782.jpg

Phần tán cây hồng trên mái nhà

Mới đây, chúng tôi trở lại địa chỉ trên để tham quan, cảnh nhộn nhịp như trước đã tạm lắng xuống, thi thoảng mới có người đi qua ngước lên tán cây hồng cổ trên mái nhà.

Theo quan sát, lác đác trên các tán cây hồng là chùm vài quả vẫn còn non, bóng mượt rất xinh đẹp, tuy nhiên khi nhìn kỹ sẽ phát hiện những chùm quả với nhiều màu sắc rực rỡ nhưng đó là quả "nhựa" được gia chủ trang điểm thêm vào để du khách thấy đẹp mắt và check - in. Mỗi lượt khách chủ nhà sẽ thu 20 nghìn đồng/ người.

Bà Xiêm giải thích rằng, hồi năm ngoái đúng lúc quả chín trĩu cây, du khách đến chụp ảnh rất đông, gia đình không lỡ thu hoạch mà để phục vụ khách tham quan. Chính vì điều này khiến cây hồng bị ra hoa trái mùa, để tiếp tục phục vụ khách đến tham quan, bà Xiêm đã trang điểm thêm những quả hồng "giả" để làm sinh động cho bức ảnh.

dsc8845-1667837407425139178845-1667902801143-16679028012191451442934.jpg

Chủ nhà ước tính cây hồng này gần 200 năm (phần tán cây trên mái nhà)

Cây hồng trải qua 4 đời người

Trao đổi với chúng tôi, bà Xiêm cho hay, bản thân bà là con dâu, khi về nhà chồng đã được các cụ kể lại cây hồng này có từ 3 đời trước nên ước chừng cây hồng này gần 200 năm.

Theo bà Xiêm, trước đây ở làng cũng có nhiều gia đình trồng cây hồng này, tuy nhiên hầu hết các gia đình đã phá bỏ.

dsc8861-1667837407923768499132-1667902807970-166790280806989970897.jpg

Những quả hồng thực sự bóng, mịn và rất đẹp mắt

dsc8845-1667837407425139178845-1667902801143-16679028012191451442934.jpgdsc8841-166783740737866826263-1667902799130-16679027992032045910782.jpg

Bà nói: "Ngày xưa các cụ, đến đời tôi cũng vậy, lúc khó khăn thì hái xuống, mang đem bán lấy tiền đong gạo nuôi con. Sau này, khi các con trưởng thành, gia đình hái để làm quà cho con, cháu vì hồng nhà vừa ngon, vừa sạch. Xung quanh đây chẳng còn nhà nào giữ lại cây hồng cổ như thế này", bà Xiêm chia sẻ.

Hơn một năm trước, cháu gái bà Xiêm đăng bộ ảnh lên mạng xã hội và báo chí cũng đăng tải, kể từ đó cây hồng này nổi tiếng, được nhiều người hiếu kỳ kéo đến chiêm ngưỡng.

dsc8835-166783740704667730538-1667902815829-16679028158961025027583.jpg

Người dân đến tham quan trong thời điểm này ít hơn năm trước

dsc8859-1667838011062395833459-1667902818578-16679028186391761935195.jpg

Gốc cây được bảo vệ bởi bức tường từ 3 đời trước

Nhìn về phía cây hồng cổ của gia đình, bà Xiêm rất phấn khởi bày tỏ hy vọng và tin tưởng rằng "cơm không ăn thì gạo còn đó", đợi mùa quả năm tới chắc chắn trên các cành lại nặng trĩu vì nhiều quả, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngắm cây hồng cổ có một không hai nơi đất cố đô.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022