Một người đàn ông có thể sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, đó không phải là lỗi của anh ta. Nhưng chấp nhận sự nghèo khó, không có ý chí, nỗ lực cải thiện cuộc sống và trở nên keo kiệt, bủn xỉn thì chắc chắn là anh ta chẳng thể đổ lỗi cho ai được nữa rồi. 

Một cô gái tốt nghiệp trường Đại học Tunku Abdul Rahman (Kampar) chia sẻ rằng cô đã chia tay người bạn trai 14 năm của mình vì anh ấy quá chi li chuyện tiền nong, đến mức chẳng dám tận hưởng cuộc sống. 

Trong bài viết của mình, cô gái 28 tuổi chia sẻ: "Tôi đã thức tỉnh và chấm dứt mối quan hệ với người đàn ông gắn bó với mình từ khi 14 tuổi. Dường như anh ta không bao giờ suy nghĩ về việc phải làm sao để cải thiện cuộc sống và luôn lấy lý do tiết kiệm cho tương lai để ngụy biện cho sự bủn xỉn của mình."

901bcf7d851f57d8fa5dbdbe9dbc18d2-15730391604841068051577.jpg

Nguyên văn tâm sự của cô gái:

"Bạn trai tôi đối xử với tôi rất tốt. Anh ấy tốt bụng và chu đáo. Từ khi còn là học sinh cho tới khi là sinh viên, chúng tôi thường hẹn hò ở những quán ven đường, hoặc công viên. Tôi chẳng ngại việc ăn uống ở những nơi bình dân, vì chỉ cần được gặp nhau là vui rồi. Nhưng khi đã đi làm và tài chính có phần thoải mái hơn, tôi muốn được tới những nơi sang trọng cùng anh ấy. Chúng tôi thậm chí còn chưa từng vào tới rạp chiếu phim với nhau. Kể từ khi sống chung sau khi tốt nghiệp Đại học, mọi buổi hẹn hò của chúng tôi chỉ quanh quẩn ở nhà.

Có một lần, tôi nói với anh rằng tôi muốn dùng bữa tối tại nhà hàng Nando's ở Ipoh. Anh đã đồng ý nhưng khi tới đó, chúng tôi đã quay về và chẳng có bữa tối nào. Anh khăng khăng không gọi món vì giá quá đắt, ngay cả khi tôi nói rằng tôi có đủ tiền để trả hóa đơn. Cuối cùng, chúng tôi lại quay về một quán ăn nhanh quen thuộc trước đây. Nhưng lần này, thay vì cảm thấy hạnh phúc, tôi chỉ không hiểu mình đang làm cái quái gì với đời mình cùng người đàn ông này vậy?

Khi tôi nói muốn xem một bộ phim đang chiếu ngoài rạp, anh khuyên tôi nên đợi thêm vài ngày vì kiểu gì phim cũng có trên mạng. Sau đó, đúng là anh ấy đã tải phim cho tôi xem. Khi tôi nói mình muốn thử ăn những món mới, anh đã tự tay làm sushi và canh kim chi cho tôi.  Anh từ chối đến nhà hàng với lý do những chỗ đó thật ồn ào, đông đúc và chẳng yên tĩnh như ở nhà. Khi tôi nói muốn mua quần áo mới, anh ấy khuyên tôi nên mua đồ second vì nhiều đồ cũ với người khác nhưng mới với mình là được.

Anh luôn nói rằng hãy tiết kiệm một chút để tương lai của hai đứa khấm khá hơn. Tôi đã từng rất cảm động và trân trọng điều đó. Nhưng khi tôi nhận ra rằng mình đã 28 tuổi và chưa từng được ăn đồ Hàn, đồ Nhật, đồ Thái, cũng chưa từng có một chuyến du lịch, chưa từng tới rạp chiếu phim, và không có một món đồ trang điểm nào, tôi biết đã đến lúc mình chấm dứt mối quan hệ này. Tôi không thể lãng phí thời gian và tuổi trẻ của mình thêm nữa."

c871c87e0efc7e608a0fa5a6883bc92a-1573039201441676577484.jpg

Phía dưới lời tâm sự của cô gái, hầu hết bình luận đều ủng hộ và cho rằng quyết định của cô là đúng. Tiết kiệm và keo kiệt chưa bao giờ là những từ đồng nghĩa. Chưa từng đi du lịch cùng bạn trai trong suốt 14 năm, cũng chưa từng ăn đồ nước ngoài dẫu đã 28 tuổi. Rõ ràng, cô gái trong câu chuyện trên đã mù quáng để bạn trai kiểm soát trong một khoảng thời gian quá dài. Và người bạn trai quả thực quá chi li. Bởi một lần đi xem phim cũng chẳng làm ai ngay tức thì biến thành tỉ phú.

Người bạn trai có thể yêu cô ấy, chăm sóc tận tâm cho cô ấy, nhưng với bản tính thích kiểm soát chi tiêu của bạn gái và không dám hưởng thụ cuộc sống như vậy, chắc hẳn chẳng hiếm có người phụ nữ nào có thể gắn bó lâu dài với anh ta. 

Thật may là cô gái đã thức tỉnh, chấm dứt mối quan hệ phụ thuộc nhàm chán đó để thoải mái làm những điều cô ấy muốn. Phụ nữ luôn xứng đáng được ăn ngon, mặc đẹp và đó là đặc quyền mọi cô gái nên dành cho chính mình, mà không cần phụ thuộc hay phải xin phép ai.

Theo wordofbuzz.com

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022