Một cậu bé người Indonesia, 6 tuổi, đã vẽ 20 bức tranh để mô tả lại toàn bộ quá trình ly hôn của cha mẹ.
Câu chuyện của cậu bé Azka cho thấy, không phải cứ ly hôn là con cái sẽ khổ và không phải bố mẹ cứ gượng ép giả vờ hạnh phúc sống với nhau thì con sẽ vui. Vấn đề ở đây là dù ly hôn hay sống chung, bố mẹ vẫn cần tạo cho con một gia đình ấm áp với sự quan tâm đầy đủ của cả bố lẫn mẹ.
Từ cô công chúa Hollywood đến đứa trẻ 7 năm không gặp bố, Suri Cruise đã được mẹ Katie nuôi dạy thế nào sau ly hôn?Đọc ngay
Làm thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực tới con khi bố mẹ ly hôn?
Nhiều bà mẹ cho rằng họ không ly hôn vì con cái nhưng điều này vô tình đã biến đứa con trở thành gánh nặng và bà mẹ luôn mang tâm lý phải vì con mà chịu khổ.
Có trường hợp, bố/mẹ thấy có lỗi với con khi chia tay và tìm mọi cách để bù đắp cho con bằng vật chất, đáp ứng mọi yêu cầu con đưa ra. Nhưng đó không phải là cách yêu thương đúng đắn mà thực tế lại là làm hư con.
Nếu phải ly hôn, cha mẹ cũng không nên nói xấu người còn lại để reo rắc sự oán hận vào đầu con về bố/mẹ chúng. Một đứa trẻ lớn lên trong hận thù và sống trong mâu thuẫn sẽ không bao giờ là một đứa trẻ hạnh phúc.
Cả bố và mẹ hãy cùng quan tâm tới con từ việc ăn, học… đi chơi, tham dự các sự kiện quan trọng, để con vẫn cảm thấy được tình cảm ấm áp của gia đình dù bố mẹ đã không còn chung một đường.
Theo Sohu