Tại cuộc họp khẩn sáng 17/9 ứng phó với bão số 5, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 7 giờ sáng nay, bão số 5 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía Đông Nam, sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 18/9, bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14. Theo dự báo bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Bão số 5 "tăng tốc" hướng vào đất liền, giật cấp 13 khi đổ bộ Miền Trung gây mưa trên cả nước
Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng sóng cao từ 3-5m kết hợp với nước dâng do bão cao từ 0,5-1 m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển.
Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm; các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm/đợt. Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm/đợt.
Theo ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, thông tin của bộ đội biên phòng, tính đến 6 giờ sáng nay, vẫn còn 511 tàu/3.706 người vẫn hoạt động trong khu vực nguy hiểm của bão.
Trong đó Quảng Bình 25 tàu, Đà Nẵng 3 tàu, Quảng Nam 89 tau, Quảng Ngãi 145 tàu, Bình Định 246 tàu, Khánh Hòa 3 tàu. Hiện các tàu đang di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, hiện còn trên 102 tàu trong khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam (43 tàu biển, 59 tàu nội địa).
Tuy nhiên, theo ông Hoài, qua hệ thống quan sát tàu cá của thủy sản, số tàu cá trong khu vực nguy hiểm của bão lên tới 1.221 tàu cá, nên số liệu giữa các đơn vị còn vênh nhau, cần lưu ý để chỉ đạo.
Theo ông Hoài đến nay đã có Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế đã cấm biển từ ngày 16/9. Các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi dự kiến cấm biển vào ngày 17/9.
Dự kiến đường đi của bão số 5.
Đến nay, các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có kế hoạch sơ tán gần 296 nghìn hộ, với gần 1,18 triệu dân với kịch bản bão cấp 10- 11 đổ bộ vào đất liền. Tối 16/9 đã kích hoạt hệ thống tin nhắn tới các thuê bao trong khu vực ảnh hưởng của bão.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nhận định, khoảng nếu bão đi nhanh, sáng mai, còn chậm hơn sẽ trưa, chiều mai bão sẽ đổ bộ vào khu vực miền Trung, trong đó trọng điểm là các tỉnh từ 5 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Về số liệu tàu cá trong vùng nguy hiểm còn vênh nhau, ông Cường yêu cầu Văn phòng Ban chỉ đạo đôn đốc các địa phương, lực lượng biên phòng và thủy sản, phải thông báo phải di chuyển khỏi vùng nguy hiểm, một số tàu chạy vào bờ có thể là không kịp.
Bộ trưởng Cường yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão, tổng kiểm tra, đôn đốc ngư dân trên lồng bè nuôi trồng thủy sản, khách du lịch trên các đảo…vì nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm.
Bộ trưởng Cường cũng lưu ý về ngành GTVT chỉ đạo sát sao về hơn 100 tàu vận tải trong khu vực ảnh hưởng của bão. Bởi, bài học chìm 10 tàu vận tải do cơn bão số 12 năm 2017 vẫn còn đó. Bộ GTVT chỉ đạo đến các cảng vụ, chủ tàu, các hải trình…yều cầu các tàu cập những cảng an toàn gần đó để đảm bảo an toàn.
Ông Cường cũng yêu cầu các địa phương rà soát để cấm biển, đặc biệt là 5 tỉnh trọng điểm, chậm nhất trong ngày hôm nay.
“Về học sinh ở các tỉnh trọng điểm, khuyến nghị lãnh đạo tỉnh căn cứ tình hình thực tế, với dự kiến ngày mai bão vào và mưa lớn để có hình thức chỉ đạo học sinh nghỉ học”, ông Cường nói.
Bộ trưởng NN&PTNT cũng cảnh báo về việc hoàn lưu của bão mưa lớn, gây lũ quét, lũ ông, sạt lở, kể cả khu vực núi đá. Cùng đó, là hệ thống hồ chứa, mưa dự báo cục bộ lớn, công trình nhỏ, dung tích nhỏ, độ dốc lớn. Nhất là hồ hư hỏng, công trình đang thi công.
“Sơ tán dân phải thận trọng, không chủ quan. Cần lưu ý là bão kết hợp với triều cường cao, vũng trùng, thấp, cụm dân cứ ven biển, kể cả dân cư ở sườn tây do tác động của lũ rừng ngang. Việc này, địa phương phải nắm sát, không để bị động, nhưng không để hoang mang”, ông Cường nói.