Tuy nhiên, trẻ đến độ tuổi nào thì người lớn sẽ không lì xì nữa? Đây là thắc mắc của khá nhiều người. Thực tế, không có giới hạn rõ ràng về độ tuổi nên lì xì cho trẻ là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo thông thường thì khi đến các độ tuổi sau, "trẻ" sẽ không cần nhận lì xì nữa:

1. Sau 18 tuổi có thể ngừng lì xì

Nếu đủ 18 tuổi thì trẻ đã là người lớn theo đúng nghĩa của pháp luật. Sau 18 tuổi, người lớn có thể không cần lì xì cho trẻ nữa.

2. Nếu đã đi làm rồi thì không cần nhận tiền lì xì nữa

Thanh niên hơn tuổi 20 là bắt đầu đi làm, có lương và có thể nuôi sống bản thân. Tất nhiên thanh niên ở độ tuổi này không còn là "trẻ" nữa và tất nhiên không cần những phong bao lì xì của người lớn tuổi nữa.

033183571416fd48a407-1674472696351427711203-1674474799509-16744748014082000645153.jpg

Lì xì là một phong tục đẹp ngày Tết. (Ảnh minh họa)

3. Thanh niên kết hôn xong sẽ không được nhận phong bao lì xì nữa

Trong mắt một số người già, chỉ cần con cháu chưa kết hôn, chưa lập gia đình thì đều là "trẻ". Người lớn trong nhà vẫn sẽ mừng tuổi những thanh niên này để lấy may. Tuy nhiên sau khi thanh niên kết hôn, có gia đình thì đã là người trưởng thành rồi và không cần nhận lì xì vào đầu năm mới nữa. Không chỉ vậy, giờ đây họ sẽ phải lì xì trẻ nhỏ hơn hoặc người lớn tuổi trong gia đình.

Bên cạnh việc thắc mắc "nên lì xì cho trẻ đến bao nhiêu tuổi" thì đây cũng là loạt thắc mắc về tiền lì xì mà Tết năm nào cũng được nhắc đến:

- Chữ “lì xì” có ý nghĩa gì?

Theo nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam Nguyễn Hùng Vĩ (cựu giảng viên môn Văn học dân gian Việt Nam, ĐH Tổng Hợp): “Từ “lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc. Phát âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ). Từ này được người Việt đọc chệch thành “lì xì”. Lì xì có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn.

li-xi-bi-tre-con-che-it-phai-ung-xu-nhu-the-nao-202101051338498489-16744727434881642098313-1674474804370-16744748052251156276831.jpg

Cha mẹ hãy giải thích cho con về ý nghĩa phong tục lì xì.

- Tại sao bao lì xì thường là màu đỏ?

Tại Việt Nam, màu sắc của những bao lì xì khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là màu đỏ, vàng - những màu sắc được cho là may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, đỏ vẫn được ưa chuộng hơn bởi màu này tượng trưng cho sự thịnh vượng, như ý cát tường. Ngoài ra, đỏ cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

- Ý nghĩa của tục lì xì ngày Tết

Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có.

Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm. Lì xì không chỉ vào mùng 1 mà còn kéo dài sang mùng 2, mùng 3 thậm chí đến mùng 10.

Lì xì cũng được mang tặng họ hàng, láng giềng và những người quen biết thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe và mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.

Vì vậy, tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022