1. Nằm than để giữ ấm

Ngày nay, nhiều gia đình vẫn giữ mẹo dân gian nuôi trẻ: Em bé và mẹ sau sinh cần nằm sưởi than để giữ ấm cơ thể, nhất là trong những ngày mùa đông giá rét. Thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và còn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Khi ở trong phòng đốt than, hàm lượng khí Co2 trong than cháy sẽ tỏa ra nhiều nên rất dễ gây ngạt, ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn khá yếu. Thậm chí, nếu không cẩn thận rất dễ bị bỏng do trực tiếp đốt than trong phòng.

2. Cắt lông mi để bé có đôi mi cong dài, đẹp hơn

Đây cũng là một quan niệm dân gian nuôi trẻ sai lầm. Đội dài và cong của lông mi phụ thuộc vào gen di truyền và chế độ dinh dưỡng của bé. Cha mẹ không nên cắt lông mi của trẻ. Đây cũng là 1 bộ phận quan trọng trên cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt của bé yêu. Người lớn cắt lông mi của con vô tình sẽ làm mất đi 1 bước bảo vệ đôi mắt của trẻ trước khói, bụi, mồ hôi... Bên cạnh đó, nếu tay chân của người lớn và chiếc kéo cắt lông mi của trẻ không được vệ sinh, con rất dễ bị đau mắt. Chưa kể đến việc khi cắt lông mi, bé không nằm yên, vô tình có thể khiến kéo sắc làm tổn thương da và mắt của trẻ.

khi-nao-mat-tre-so-sinh-ro-2-mi-1-16699754375322042828885-36-0-676-1024-crop-16699755548161803929644-1669977701522207967203.jpg

3. Kiêng tắm khi bị thủy đậu

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị thủy đậu không cần kiêng nước. Thậm chí cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên da gây nhiễm trùng da. Ở trẻ em, các mẹ tuyệt đối không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại nước lá, rễ cây mà không qua ý kiến của bác sĩ.

Khi tắm rửa cho con mẹ cần kỳ cọ nhẹ nhàng, không mạnh tay để tránh chà xát làm vỡ các bọc mụn ra dễ gây nhiễm trùng và bệnh tình nặng hơn. Ngoài ra mẹ nên mặc quần áo cho trẻ thoải mái, cho bé tắm trong phòng kín gió, tắm nhanh, tắm bằng nước sạch để bé mau khỏi bệnh.

4. Bôi mắm/muối/thuốc đánh răng… lên chỗ bỏng

Một quan niệm dân gian nuôi trẻ sai lầm nữa là bôi nước mắm/muối/thuốc đánh răng… lên chỗ bỏng. Điều này sẽ khiến phần da bị phồng rộp nước càng nặng thêm, thậm chí có thể vỡ ra gây nhiễm trùng, đau đớn. Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là lập tức rửa ngay vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khoảng 10-15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch. Sau đó mẹ bôi thuốc trị bỏng an toàn cho trẻ. Nếu bé bị bỏng nặng, trên diện rộng, sau khi sơ cứu mẹ cần đưa con đến bệnh viện gấp để chữa trị kịp thời.

5. Nhỏ nước tỏi vào mũi để trị ngạt mũi

Nhiều cha mẹ cho rằng cách này có thể giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật và đặc biệt con không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên theo các bác sĩ, cách này chưa được chứng minh khoa học. Đúng là trong tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và nấm. Nhiều tài liệu khoa học cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên việc nhỏ nước tỏi vào mũi để chữa bệnh cúm, ngạt mũi... là điều chưa được chứng minh.

Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi cay nóng xâm nhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời sẽ có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da. 

huong-dan-hut-mui-va-rua-mui-cho-tre-so-sinh-dung-cach-1-16699755064831453496051-1669977650857-16699776514982062522975.jpg

6. Ngửa đầu ra sau để trị chảy máu cam

Khi trẻ bị chảy máu cam, không ít cha mẹ bóp mũi trẻ và yêu cầu con ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này bị các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện vì ngả đầu về sau có khả năng nuốt máu vào bụng, gây nôn ói. Cách sơ cứu đúng là, cha mẹ cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để máu không thể chảy ngược vào cổ họng. Tránh cho bé hoạt động làm máu cam chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc rịt vào nơi chảy máu để cầm máu cho bé.

bannerlandaulamme-16698195195241886175494.jpg

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022