Nam bệnh nhân 34 tuổi, bị nạn giao thông ngã trượt trên đường nhựa, trượt nửa mặt bên phải xuống đường. Sau tai nạn, bệnh nhân đau tại các vết thương vành tai, vùng đầu, cổ, chân phải.
Bệnh nhân được sơ cứu tại bệnh viện huyện, chẩn đoán vết thương phức tạp vành tai phải, mất da, mất sụn, dập nát, bẩn có chỉ định cắt bỏ vành tai. Bệnh nhân và gia đình xin xử trí bước đầu làm sạch vết thương, chuyển đến Bệnh viện Quân y 103 sau 4 giờ.
Sốt xình xịch dịch vụ tiêm tai tài lộc đón Tết, chuyên gia khuyên mọi người nên nắm kỹ 3 điều trước khi tiến hành!
Bệnh nhân được thay băng, rửa vết mổ hàng ngày da vết thương sống tốt, hồng nhưng sụn viêm hoại tử. Sau nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán: Vết thương vành tai phức tạp, mất da, mất sụn, dập nát do tai nạn giao thông giờ thứ 4. Bệnh nhân được hoàn thiện các xét nghiệm cấp cứu, xử trí thì đầu phẫu thuật cắt lọc, làm sạch vết thương, bảo tồn da sụn sau nhập viện 45 phút; dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, huyết thanh kháng độc tốc uốn ván, theo dõi sát vết thương.
Ngày thứ 5 sau tai nạn, bệnh nhân được xử trí thì hai phẫu thuật mở lại vết thương, nạo vét sụn viêm, tạo hình vành tai, đặt dẫn lưu hút áp lực âm, dùng kháng sinh. Sau mổ dẫn lưu ra dịch trong không có mủ, vết mổ tiến triển tốt, rút dẫn lưu sau 3 ngày. Bệnh nhân được ra viện 7 ngày sau khi cắt chỉ.
Vết thương vành tai là một trong các cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng do nhiều nguyên nhân. Tùy mức độ tổn thương mà thái độ xử trí khác nhau, trên nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da để che phủ sụn, loại sụn mất màng sụn tối đa tránh viêm sụn, thu nhỏ vành tai khi khuyết hổng nhỏ, che phủ sụn tạo hình thì 2 khi có khuyết hổng lớn.
Đặc biệt với các vết thương vành tai phức tạp bẩn do các nguyên nhân như vết thương hỏa khí, vết thương do chà trượt tai trên nền cứng thì việc xử trí đúng nguyên tắc còn cần kết hợp theo dõi sát để đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, tránh cắt bỏ vành tai.