Dụi mắt
Vùng da quanh mắt khá mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy khi dùng tay dụi mắt liên tục, bạn đã vô tình tạo áp lực lớn cho vùng da này. Lâu ngày, có thể làm mí mắt bị chùng xuống, gây nếp nhăn quanh mắt. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm lây lan vi khuẩn, cố thể gây ra các chứng bệnh đau, viêm giác mạc/ kết mạc.
Ngoài việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp, hãy cố gắng bỏ dần những thói quen sinh hoạt kém khoa học, thiết lập thói quen tốt để cải thiện da khỏe đẹp từ trong ra ngoài.
Nặn mụn
Nặn mụn, sờ tay lên da là thói quen bạn nên bỏ càng sớm càng tốt. Việc này có thể làm lây lan vi khuẩn từ tay lên da mặt, khiến tình trạng mụn thêm phức tạp, khó cải thiện. Việc cạy, nặn mụn không đúng cách còn làm cho da tổn thương, gây thâm, hình thành sẹo rỗ.
Lạm dụng tẩy da chết
Tẩy da chết kịp thời có thể giúp da trao đổi chất và trả lại bề mặt da mềm mịn, tuy nhiên, nếu bạn tẩy tế bào chết quá thường xuyên, nó sẽ gây tổn thương lớp biểu bì, khiến da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng. Tần suất tẩy da chết nên được điều chỉnh tùy theo từng loại da và tình trạng da, thông thường 1- 2 lần mỗi tuần được cho là tần suất lý tưởng, an toàn.
"Nghiện" điện thoại
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng làm tăng tốc độ lão hóa da.
Thời đại 4.0 khiến điện thoại trở thành vật bất ly thân của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, thói quen "cắm mặt" vào điện thoại mọi lúc mọi nơi không tốt cho cả sức khỏe nói chung lẫn làn da. Khi cúi cổ lâu ngày tạo áp lực lên các đốt sống cổ, xương sống... có thể gây đau nhức và khiến nọng cằm xuất hiện, phần xương hàm bị biến dạng. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh từ điện thoại cũng là một trong những tác nhân khiến da nhanh lão hóa, xỉn màu.
Duk Sun (Theo ETToday)