Thông tin này được Ngân hàng Nhà nước đề cập tại báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết 42 và một số quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.

Trước đó, cuối tháng 7/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (gồm cả nợ xấu của các ngân hàng mua lại bắt buộc và ngân hàng được kiểm soát đặc biệt) ở mức 4,75%, tăng so với mức 4,55% vào cuối năm 2023 và khoảng 2% cuối năm 2022.

Như vậy, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, có giảm nhẹ so với năm ngoái nhưng vẫn ở mức cao trong suốt thời gian qua, tập trung tại một số ngân hàng yếu kém.

Nợ xấu nội bảng là khoản nợ xấu đang được hạch toán trong bảng cân đối kế toán gồm nợ nhóm 3,4 và 5. Nhóm nợ này không gồm khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng (gồm các khoản được giữ nguyên nhóm, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...).

Nợ xấu ở mức cao song việc xử lý trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại, tổ chức mua bán, xử lý nợ và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho biết, một số quy định của Nghị quyết số 42 không được luật hóa tại Luật các tổ chức tín dụng. Điều này tạo ra độ chững trong công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu.

Các ngân hàng phản ánh có nhiều bất cập khiến việc xử lý nợ xấu gặp khó khăn. Do đó, ngành ngân hàng đề xuất ba nội dung về luật hoá quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo; quy định về kê biên tài sản đảm bảo của bên phải thi hành án và quy định về hoàn trả tài sản đảm bảo là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong các vụ việc vi phạm hành chính.

huy-7102-1747663510-1747663827-5549-1747663929.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SnIwuwRLmm3eVJmSNkzezw

Giao dịch tại ngân hàng thương mại. Ảnh: Giang Huy

Tại báo cáo này, Ngân hàng Nhà nước cũng đề cập về chính sách đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt. Theo đó, việc đơn vị này được kịp thời hỗ trợ thanh khoản là yếu tố rất quan trọng để có thể hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt tại các tổ chức tín dụng và ngăn chặn lan truyền sang ngân hàng khác, tránh nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Trong khi đó, quy định Thủ tướng quyết định từng khoản cho vay đặc biệt không có tài sản đảm bảo như tại Luật các tổ chức tín dụng hiện hành sẽ khó đảm bảo xử lý kịp thời trong thực tế, nhất là đối với trường hợp tình trạng rút tiền hàng loạt với quy mô lớn và diễn biến nhanh.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cơ quan này được quyền quyết định các khoản tổ chức tín dụng vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0% một năm; đồng thời, chỉnh sửa các quy định có liên quan tại Luật các tổ chức tín dụng cho thống nhất.

Quỳnh Trang

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022