Đây cũng là chủ đề phiên tọa đàm cấp cao, thuộc Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022, chiều 18/9.

Live phiên toàn thể Diễn đàn kinh tế 2022

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cùng chủ trì phiên toạ đàm.

-8935-1663484453.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_wG5pECOSNICZsXnWCdNNg

Phiên tọa đàm cấp cao, thuộc Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022, chiều 18/9. Ảnh: Nguyễn Đức

Theo các chuyên gia, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô không chỉ nằm ở chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hay quản lý, điều tiết giá. Nhiệm vụ này đòi hỏi sớm tháo gỡ điểm nghẽn để nền kinh tế vận hành thông suốt, doanh nghiệp tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư, khơi thông dòng chảy trên thị trường và khai thác hiệu quả nguồn lực trong xã hội.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong tóm tắt về nội dung phiên hội thảo chuyên đề 1: "Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

Sau đó, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi tóm tắt nội dung phiên hội thảo chuyên đề 2: "Triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững".

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương trình bày về bối cảnh quốc tế; tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023; ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trình bày tham luận về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 – những đề xuất phát triển kinh tế xanh và kinh tế số.

Sau phần tham luận của Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực về nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc diễn đàn.

Anh Minh - Sơn Hà

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022