"Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua..."

(Trích thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên)

Những câu thơ trên nhắc đến tục xin chữ ngày Xuân - vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, sự trọng chữ, trọng tri thức. Xin chữ đầu Xuân - nét đẹp văn hóa ấy đến nay vẫn được trân trọng, lưu truyền.

cju6-1643884138407108070005.jpg

Xin chữ là một sự kiện rất đặc biệt, người ta chọn ngày rồi tìm đến người có đời sống đáng trân trọng để noi theo. Ảnh minh họa.

Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn những chữ phù hợp. Thông thường thì:

- Học sinh, sinh viên, thanh niên thường xin chữ Minh, Trí, Tuệ, Đạt… để tự nhắc nhở bản thân mình luôn luôn học tập để trau dồi và thu nạp kiến thức, cầu cho thi cử đỗ đạt.

- Người trung tuổi hay chọn chữ An, Phúc, Đức, Tâm… mong một năm mới nhiều bình an, gia đình hòa thuận…

Mỗi một nét chữ hiện ra dưới tay các thầy đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

chu9-16438841381171574299940.jpg

Xin chữ hàm muốn những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn, bình an. Ảnh minh họa.

Xin chữ là một sự kiện rất đặc biệt, người ta chọn ngày, chọn hướng, tìm đến người mình tin tưởng, có đời sống đáng trân trọng để noi theo.

  • bt2-16438057682441544247502-196-0-796-960-crop-16438058932411142086259.jpg

    Tiếc nuối món cỗ độc đáo hương vị thanh tao, mát lành tốt nhất để lấy lại cân bằng cho khẩu vị ngày Tết

  • hq4-16433478680321867235096-74-51-489-715-crop-1643347926496260947275.png

    Ngày Tết không sợ béo với món ăn vặt lý tưởng này, đảm bảo vệ sinh, cách làm đơn giản

  • mh4-16435244796041952995425-229-312-762-1165-crop-1643524525041620498196.jpg

    Ngày mở hàng, xuất hành năm mới Nhâm Dần cho cả 12 con Giáp

Các cụ xưa thường nói: "Nét chữ nết người" - người cho chữ thường là các ông đồ học rộng, hiểu nhiều, hoặc người đỗ đạt cao, nổi tiếng đức độ. Người đi xin chữ mong muốn thông qua chữ sẽ được hưởng may mắn, phúc đức, tài năng của người cho chữ.

Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển của những ông đồ ngày xưa chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới với nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.

Những câu chữ bằng mực tàu đen nhánh được viết trên giấy đỏ bằng bút lông là những món quà tinh thần để đón chào năm mới, biểu thị cho những ước vọng đầu xuân được treo ở nhà trong cả năm để lấy may và hy vọng, là mục tiêu phấn đấu cho một năm tốt đẹp.

Tại Hà Nội, địa điểm Văn miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một địa chỉ thân quen mỗi dịp Xuân để người dân đến đó xin chữ.

Ngày xuân những ông đồ hiện đại cũng vận áo dài, khăn xếp ngồi viết chữ, vừa viết ông đồ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.

Hình ảnh những ông đồ cho chữ và người đi xin chữ gần gũi, thân quen đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp của Việt Nam, nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc.

khai-2-1643749224962177425972-17-80-315-557-crop-16437492689681528796712.jpg3 ngày đẹp nhất nên khai bút và nhất định phải nhớ những kiêng kị sau

GiadinhNet - Khai bút đầu xuân (chắp bút đầu năm) là phong tục đẹp truyền thống có từ hàng ngàn đời nay. Năm nay có 3 ngày khai bút, ngày mùng 4 Tết là Lập xuân, nên chọn ngày nào, kiêng kị ra sao?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022