Một không gian học tập thoải mái, thoáng mát, tràn ngập ánh sáng và cách bố trí đồ đạc hợp lý, lựa chọn màu sắc cân đối sẽ là những yếu tố liên quan mật thiết đến việc con có muốn được ngồi vào bàn học hay không. Bạn có thể tham khảo thêm những ý tưởng thiết kế đơn giản và hiệu quả để con yêu tự giác, hứng khởi khi được ngồi vào bàn học bài.
Bạn đừng nghĩ rằng, việc tạo góc học tập cho con là điều quá xa xỉ. Dù nhà chật hẹp đến đâu, bạn vẫn nên thiết kế góc học bài hco con. Nếu có hai bé trở lên, bạn vẫn cố gắng sắp xếp không gian để tạo nên hai góc riêng biệt cho con. Mỗi đứa trẻ cần có “không gian” để “thở”.
Đặt bàn đối diện nhau cũng là cách tiết kiệm không gian hiệu quả và tăng cảm giác thoải mái, thân thiện cho các bé khi ngồi học.
Nếu không gian hạn chế về diện tích, bạn có thể chọn cách gắn bàn vào tường. Chọn loại ghế nhỏ nhắn cùng tông màu với bàn, đối lập với tường để tạo nên góc học tập sinh động cho các bé.
Kiểu bàn dài gắn sát với tường cũng là giải pháp tối ưu dành cho những không gian có diện tích nhỏ.
Bàn học có thể được thiết kế dọc theo bức tường dài của căn phòng. Góc học tập đẹp hơn với hệ thống bàn, kệ gắn tường cùng tông với màu nền cho không gian thoáng sáng, rộng rãi và đẹp một cách tự nhiên.
Góc học tập thiết kế gắn liền với tủ kệ âm tường cũng là cách tiết kiệm không gian, làm đẹp thêm cho ngôi nhà với điểm nhấn màu sắc tinh tế, trang nhã.
Với diện tích hạn hẹp, chiều ngang 3,9m x 5m chiều dài, KTS khéo léo lên phương án tư vấn cải tạo phòng thành căn hộ khép kín, phù hợp cho vợ chồng và con gái 8 tuổi.
Theo Shelterness/Helino