dsc02679-15986032641962035301547-crop-1598604647822291279201.jpgDịch bệnh COVID- 19, người dân lựa chọn làm Vu lan báo hiếu qua “màn hình máy tính”

Vào tháng 7 âm lịch, bên cạnh việc các gia đình thực hiện lễ cúng "cô hồn", xuất hiện những cảnh tượng người người vây quanh mâm cúng cô hồn, chen lấn, xô đẩy nhau để tranh giành đồ cúng. Có người cho rằng, việc giành giật đồ cúng cô hồn như vậy là việc bình thường và nếu ăn được những đồ cúng đó sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Thậm chí, có người tin rằng khi cúng "cô hồn" ngoài đường, có người cướp lộc khi chưa hoặc đang cúng thì gia chủ nên mặc kệ vì như thế mới là may mắn.

Về điều này, TS Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, "cô hồn" là những chúng sinh trong cõi giới siêu hình không cửa không nhà, không nơi nương tựa, do vậy phải cúng cháo lá đa, hoặc bày đồ cúng thí ở ngoài đường. Mặt khác, do thí chủ nghĩ sợ rằng cúng trong nhà thì "sẽ rước ma vào nhà" nên sinh ra việc chỉ cúng cô hồn ở ngoài đường.

Một trong những suy luận sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng là nhiều người nghĩ rằng, cúng “cô hồn” ngoài đường khi đang cúng, hoặc cúng xong thì cho mọi người vào "cướp lộc" như vậy mới được may mắn. Khi nhìn cái đám người nhảy vào đám đồ lễ, dẫm đạp lên nhau để cướp gây nên cảnh tượng khủng khiếp, mô phỏng như những "cô hồn" đói khát tranh nhau miếng ăn.

cung-co-hon-15986091298121407918951.jpg

Ảnh minh họa

Với suy nghĩ cho rằng "cướp lộc như thế mới được may mắn", khiến cho những người xưa nay vốn hiền lành, có đức tính nhường nhịn thì nay mong muốn được "may mắn" nên cũng sinh ra tranh cướp, và trong tâm họ dần hình thành tư duy "muốn có lộc thì phải đi tranh cướp", đó là mầm mống cho tội phạm. Ngay cả một số người nhà chùa cũng có quan niệm sai trái như vậy.

"Khi chúng ta cúng chúng sinh, phải gửi thông điệp cho các cô hồn rằng "các cô hồn phải từ bỏ tham, sân, si, không tranh giành, cướp bóc, không hận thù…". Thế mà lại bày ra hình thái "cướp lộc" thì vô tình đã khơi dạy cho các cô hồn lao vào tranh chấp, thù hận. Động thái này không chỉ khuyến khích "người âm" đi ngược chánh đạo, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và ứng xử của người đi dự cúng" – chuyên gia Vũ Thế Khanh cho hay.

Khi cúng "cô hồn", mọi người cần ban ra lòng từ bi hỷ xả. Do đó người cúng càng cần phải có thái độ nhường nhịn, bố thí và bao dung. Nếu tranh cướp đồ cúng thì hiệu quả sẽ ngược lại, mất đi tính nhân văn của lễ cúng "cô hồn".

PGS.TS Lê Quý Đức (nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển) cũng đã cho rằng, cúng “cô hồn” mang ý nghĩa tâm linh, từ bi hỉ xả nhằm mục đích bố thí, cúng dường cho những "vong hồn" vật vờ, không có thân nhân trên trần gian cúng bái. Hành vi cướp giật lễ vật cúng cô hồn để lấy may là sự phản văn hóa. Nó phản ánh tâm lý đang xuất hiện trong xã hội, tâm lý khát tiền, khát làm giàu nhanh chóng. Mong giàu đến chỗ cuồng tín.

Hình ảnh văn hoá này đang bị biến tướng vì xã hội hoá. Trước mâm lễ thường chỉ có trái cây, cháo trắng, nước, chum rượu trắng, vàng mã. Giờ đây trên mâm cúng "bố thí cho các linh hồn" đã thêm gà, heo quay, tiền thật… Có lẽ vì giá trị đồ cúng "cô hồn" tăng lên, hành động cướp giật đồ cúng cũng bạo dạn hơn trước.

TS Vũ Thế Khanh cho rằng, mọi người không nên đổ lỗi cho tập quán cúng cô hồn hay cúng thí thực. Tín ngưỡng khi không được thể hiện đúng cách thì sẽ trở thành mê tín dị đoan, tạo điều kiện cho hành vi xấu.

Phương Thuận

mam-cung-co-hon-15987154627152071403221-crop-1598715597275746505578.jpgDịp rằm tháng 7 không cúng “cô hồn” có được không?
photo-1-1598454743670813189713-crop-15984548728441222246628.jpgRằm tháng 7 khi cúng "cô hồn" chỉ cần sai một điều này là dễ rước lo vào người

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022